Trung Quốc tiếp tục đưa hàng xa xỉ Châu Âu vào “tầm ngắm” trả đũa

Trung Quốc sẽ tổ chức phiên điều trần với các nhà sản xuất rượu mạnh Châu Âu sau cuộc điều tra chống bán phá giá gần đây - một động thái mới nhất được đưa ra khi căng thẳng song phương tiếp tục gia tăng…

Trung Quốc tiếp tục đưa hàng xa xỉ Châu Âu vào “tầm ngắm” trả đũa

Trung Quốc đang tăng cường điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu rượu mạnh từ châu Âu, dường như đây là một động thái trả đũa khi EU áp đặt mức thuế cao hơn đối với xe điện của Trung Quốc.

Cuộc điều tra có thể dẫn đến việc Trung Quốc bổ sung thuế đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU, ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất Châu Âu. Theo chuyên gia trong ngành, các nhà sản xuất Pháp sẽ bị chịu tác động nặng nề nhất bởi bất kỳ mức thuế nào, bởi Pháp chiếm khoảng 99% tổng lượng rượu brandy nhập khẩu từ EU vào Trung Quốc.

Mới đây nhất, Bộ thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ tổ chức một phiên điều trần vào ngày 18/7 để thảo luận về cuộc điều tra các cáo buộc cho rằng nhiều nhà sản xuất rượu mạnh của châu Âu đang bán sản phẩm ở Trung Quốc dưới mức giá thị trường.

Buổi điều trần sẽ có sự tham gia của các hãng rượu mạnh như Martell, Societe Jas Hennessy & Co, Rémy Martin và các bên liên quan khác. Khi được hỏi, nhiều nhà sản xuất rượu cognac của Pháp tin rằng cuộc điều tra có liên quan đến tranh chấp thương mại rộng lớn hơn chứ không phải chỉ về thị trường rượu.

Trong khi đó, ông Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, lại gạt bỏ lo ngại về việc Bắc Kinh trả đũa thương mại đối với doanh nghiệp châu Âu vì thuế quan xe điện.

Trước đó vào tháng 6, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra thịt lợn nhập khẩu từ EU. Tờ Global Times cũng đưa tin trong tuần này rằng các quan chức Trung Quốc đang xem xét mở một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu sữa của châu Âu và áp thuế đối với ô tô chạy xăng động cơ lớn sản xuất ở châu Âu.

Công bố về phiên điều trần được đưa ra vào cùng ngày EU áp đặt thuế tạm thời đối với nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc vào khối, sau khi tiến hành cuộc điều tra chống trợ cấp kéo dài chín tháng do có cáo buộc rằng các phương tiện được trợ cấp mạnh từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường EU và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất châu Âu.

Quyết định của EU sẽ dẫn đến mức thuế từ 17,4% đến 37,6%, áp dụng lên các mặt xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. EU sau đó sẽ có một giai đoạn bốn tháng để xem xét trước khi mức thuế này trở thành thuế chính thức.

Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi EU hủy bỏ thuế quan đối với xe điện và kêu gọi đàm phán thêm. Tại cuộc họp báo hôm 4/7, người phát ngôn của Bộ thương mại Trung Quốc đã nhắc lại mong muốn của Bắc Kinh trong việc nối lại đàm phán về thuế quan đối với xe điện.

Trên thực tế, thuế quan mà EU áp lên xe điện Trung Quốc thấp hơn nhiều so với mức thuế mà Mỹ đưa ra gần đây. Vào tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố áp thuế lên tới 100% lên xe điện Trung Quốc.

Tuy nhiên, một số nhà sản xuất châu Âu lại chỉ trích động thái của EU. Volkswagen cho rằng biện pháp này sẽ không giúp củng cố ngành công nghiệp ô tô châu Âu trong dài hạn. Stellantis, chủ sở hữu của các thương hiệu bao gồm Citroën, Fiat và Vauxhall, lưu ý rằng họ sẽ không đứng sau trong cuộc chiến giành doanh số bán xe điện mà thích “chiến đấu” để duy trì tính cạnh tranh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…