Ủy ban Châu Âu: Xử lý tình trạng kinh doanh không lành mạnh

Theo đó, Ủy ban Châu Âu (EC) vừa công bố một đề xuất để nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp chế biến thông qua việc chấn chỉnh mối quan hệ giữa những người nông dân và các nhà phân phối.
Ủy ban Châu Âu: Xử lý tình trạng kinh doanh không lành mạnh

Trong lúc sự mất cân bằng về quyền thương lượng trong chuỗi cung ứng thực phẩm ngày càng có nguy cơ gia tăng, đề xuất này có thể giúp EC trực tiếp giải quyết được thực trạng kinh doanh không lành mạnh như việc ép giá, chậm thanh toán hay hủy bỏ đơn đặt hàng vào phút chót.

Trên thực tế, đây là giai đoạn thứ hai trong kế hoạch của EC với mục tiêu bảo đảm quyền đàm phán của người nông dân trong chuỗi cung ứng thực phẩm, sau khi đã rà soát những quy định liên quan tới các doanh nghiệp chế biến.

Cụ thể, EC muốn bãi bỏ một số hành vi thương mại bị đánh giá là không trung thực, vốn gây bất lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người nông dân. Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do các hành vi gian lận thương mại của một số đối tác trong chuỗi do ít có khả năng thảo luận và thiếu các phương tiện thay thế để mang sản phẩm của họ trực tiếp đến với người tiêu dùng.

Cách đây 3 năm, nông dân Châu Âu đã nổi cơn thịnh nộ vì cuộc khủng hoảng sữa do giá thu mua giảm quá sâu so với giá thành sản xuất. Hàng trăm nông dân Pháp dùng máy kéo chặn các tuyến đường vào nước này từ Tây Ban Nha và Đức, với lý do nguồn cung sữa giá rẻ từ hai nước trên đã khiến cuộc sống của họ vô cùng khó khăn.

Nông dân Bỉ thì mua sữa trong siêu thị rồi mang đổ hết ra đường. Họ còn mang cả bò sữa đi biểu tình, hay phun sữa vào cảnh sát. Những người biểu tình đã gửi bản kiến nghị đến các công ty bán lẻ và chế biến sữa yêu cầu họ phải bảo đảm sự minh bạch và công bằng trong việc thu mua sữa.

Tuy nhiên, bước đi mới của EC chắc chắn sẽ thổi bùng một cuộc tranh cãi lâu dài với các tập đoàn cung cấp thực phẩm lớn. Tổ chức Thương mại Châu Âu (EuroCommerce), cơ quan tập hợp nhiều nhà phân phối hàng đầu như Auchan, Carrefour, Lidl, Coop, Spar hay Kingfisher đã ngay lập tức bày tỏ quan điểm phản đối.

Tổng Giám đốc của EuroCommerce, Christian Verschueren cho rằng, EC không đưa ra được bằng chứng nào về vấn đề liên quan tới cấu trúc hay tính cần thiết phải ra một luật để giải quyết vấn đề nêu trên. Một số nhà phân phối thì cho rằng luật mới thể hiện sự áp đặt không cần thiết tại những nước mà ở đó hoạt động đối thoại cùng sự hiện diện của những tổ chức của người nông dân đang khiến chuỗi cung ứng thực phẩm vận hành trơn tru mà không cần phải đưa ra thêm quy định đặc thù nào khác.

Theo Cao ủy phụ trách nông nghiệp của Liên minh Châu Âu (EU) Phil Hogan, từ 20 năm qua, đặc biệt là trong 5-6 năm gần đây, nhiều người thường đề cập tới tình trạng biên độ lợi nhuận của người nông dân bị giảm trong quá trình chuyển giao cùng với sự xuất hiện của các thành phần khác trong chuỗi sản xuất thực phẩm.

Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu và tăng cường thực thi pháp luật, đề xuất trên sẽ bảo đảm để các nhà khai thác trong lĩnh vực này có thể cạnh tranh trong các điều kiện công bằng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…