Trang sức và kim cương thực tế vốn không phải 01 cặp tình nhân sinh ra là để dành cho nhau. Trong lịch sử, châu Âu vốn không chuộng kim cương tới mức như hiện nay mặc dù từ cách đây khoảng 4.000 năm kim cương đã được khai khoáng ở Ấn Độ dọc theo những con sông Krishna, Penner và Godavari. Hay dù dưới thời đại của các đế chế La Mã và các Hy Lạp, người ta vẫn tin rằng kim cương là những mảnh vụn của những ngôi sao hoặc những giọt nước mắt của Chúa, vị trí của kim cương ở châu Âu vẫn khá khiêm tốn. Phải tới thời của Louis XIV, kim cương mới phát triển thành một loại đá có sức ảnh hưởng và được các thành viên hoàng gia ưa chuộng và lựa chọn. Còn trước đó, châu Âu vẫn chuộng ngọc trai. Đó chính là lý do tại sao chúng ta có thể thấy cho tới nay, ngọc trai vẫn là một chất liệu rất được người châu Âu yêu thích.
Vòng cổ Okavango Grace thuộc BST trang sức cao cấp “Reflection of Nature” của nhà kim hoàn De Beers
Tuy nhiên, cái tên thực sự đưa kim cương tới vị trí của ngày hôm này là De Beers – một thương hiệu dưới sự hỗ trợ về tài chính của gia tộc quyền lực nhất thế giới Rothschild (đọc thêm Chiến tranh Tiền Tệ để biết về gia tộc này) – đã sở hữu và chi phối tới 90% công việc kinh doanh kim cương. De Beers cũng là thương hiệu thực hiện chiến dịch quảng cáo thông minh, sử dụng đặc tính của một viên đá để quảng bá. “A diamond is forever” trở thành một trong những tag line có ảnh hưởng và ấn tượng nhất của mọi thời đại. De Beers cũng là cái tên đưa vào đầu những người đàn ông (và cả phụ nữ) hãy để một chiếc nhẫn kim cương giúp bạn bày tỏ lời cầu hôn.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, phụ nữ không mua kim cương chỉ hoàn toàn vì những lời quảng cáo có cánh của De Beers. Phụ nữ càng không mua kim cương bởi nó có độ cứng lớn. Phụ nữ mua kim cương bởi mỗi viên kim cương cao cấp sau khi được cắt và đánh bóng cầu kỳ sẽ cho một ánh sáng lung linh. Đó có lẽ là lý do tại sao trong 05 chữ C của một viên kim cương, “Cut” – “Cắt” là chữ C quan trọng nhất.
BST Kim cương mang tên Hoa sen của De Beers
Chữ C – Carat rất quan trọng, nó cho biết kích thước của một viên đá nhưng sẽ chẳng là gì nếu nó không được đánh bóng và mài giũa. Màu sắc (C-Color) cũng rất quan trọng, bởi màu sắc là thứ chúng ta nhận biết đầu tiên. Nhưng nếu một viên kim cương chỉ có màu sắc mà không có khả năng khúc xạ ánh sáng để phát quang, viên kim cương đó hoàn toàn không khác gì một viên thuỷ tinh màu. Certificate – Giấy chứng nhận -1.200 độ C). Carbondioxide sau đó cần bị ép lại ở áp xuất khoảng 330.000kg trên một inch vuông. Đây chính là quá trình khiến một viên kim cương có thể bị nhiễm bẩn ở bên trong (hình thành bao hạt do có sự xuất hiện của các tạp chất). Và các bao hạt này sẽ khiến cho chữ C-Clarity (Độ Trong) của một viên kim cương bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những người thợ chế tác kim cương siêu đẳng và một hệ thống máy móc tân tiến, nếu một viên kim cương có kích thước đủ lớn, người ta sẽ cắt gọt để tránh hoặc loại bỏ các bao hạt – nếu có thể.
Cài áo Bluet đá peridot, đá saphia và kim cương do Jean Schlumberger thiết kế cho Tiffany & Co
Nhưng một viên đá sẽ chỉ mãi mãi là một viên đá. Một viên đá sẽ cần có những giá đỡ đủ tinh tế để toả sáng ở mức tốt nhất, và đủ sáng tạo với những cơ chế cầu kỳ để khiến bất kỳ ai cũng ấn tượng trước những cơ chế đó. Một ví dụ về sự cầu kỳ trong việc chế tác những món trang sức kim cương của tôi tới từ một doanh nhân sở hữu một bộ sưu tập đồng hồ và một chiếc tủ lên dây đồng hồ Buben & Zorweg. Anh kể anh từng mục sở thị một chiếc đồng hồ trị giá $09 triệu đô tại Hong Kong – chiếc đồng hồ này được nhà phân phối giới thiệu cho một vị khác tới từ châu Á. Điểm đặc biệt của chiếc đồng hồ này không phải chỉ nằm ở cũng rất quan trọng. Nó cho biết nguồn gốc của một viên kim cương, đảm bảo đó là một viên kim cương có “lý lịch sạch” nhưng ai sẽ đeo trên tay một viên kim cương lý lịch sạch mà không phát sáng cơ chứ? Bởi xét cho cùng, khi đó một viên kim cương cũng không khác gì một viên thuỷ tinh.
Khả năng phát sáng của một viên kim cương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là việc viên kim cương đó có bị nhiễm bẩn hay không? Chúng ta đều biết, một viên kim cương tự nhiên để hình thành phải trải qua các quá trình sau, carbon dioxide bị chôn xuống dưới đất khoảng 160km, sau đó bị đun nóng tới nhiệt độ 2.200 độ Fahenheit (khoảng 1.200 độ C). Carbondioxide sau đó cần bị ép lại ở áp xuất khoảng 330.000kg trên một inch vuông. Đây chính là quá trình khiến một viên kim cương có thể bị nhiễm bẩn ở bên trong (hình thành bao hạt do có sự xuất hiện của các tạp chất). Và các bao hạt này sẽ khiến cho chữ C-Clarity (Độ Trong) của một viên kim cương bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những người thợ chế tác kim cương siêu đẳng và một hệ thống máy móc tân tiến, nếu một viên kim cương có kích thước đủ lớn, người ta sẽ cắt gọt để tránh hoặc loại bỏ các bao hạt – nếu có thể.
Nhẫn Tiffany Metro bằng bạch kim đính kim cương
Nhưng một viên đá sẽ chỉ mãi mãi là một viên đá. Một viên đá sẽ cần có những giá đỡ đủ tinh tế để toả sáng ở mức tốt nhất, và đủ sáng tạo với những cơ chế cầu kỳ để khiến bất kỳ ai cũng ấn tượng trước những cơ chế đó. Một ví dụ về sự cầu kỳ trong việc chế tác những món trang sức kim cương của tôi tới từ một doanh nhân sở hữu một bộ sưu tập đồng hồ và một chiếc tủ lên dây đồng hồ Buben & Zorweg. Anh kể anh từng mục sở thị một chiếc đồng hồ trị giá $09 triệu đô tại Hong Kong – chiếc đồng hồ này được nhà phân phối giới thiệu cho một vị khác tới từ châu Á. Điểm đặc biệt của chiếc đồng hồ này không phải chỉ nằm ở việc đây là một chiếc full-diamond (nạm kim cương toàn bộ). Điểm đặc biệt của chiếc đồng hồ nằm ở việc toàn bộ những viên kim cương được dùng để nạm đồng hồ có chung kích thước 01 carat, chung 01 kiểu cắt, chung 01 độ sạch. Một ẩn ý vô cùng tinh tế về sự thuần khiết. Để làm được điều này hoàn toàn không dễ do cần một sự tính toán tỉ mẩn, một sự sàng lọc kỹ càng, những viên kim cương mới có thể cùng xuất hiện trên một diện tích.
Cũng theo một nhà phân phối đồng hồ có tiếng ở Việt Nam, mặc dù cùng là một sản phẩm khảm nạm kim cương nhưng không phải chất liệu nào khảm nạm kim cương cũng có giá như nhau. Tất nhiên, bạn sẽ nói điều đó thì ai cũng biết, kim loại càng quý thì sản phẩm càng đắt. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Theo nhà phân phối đồng hồ nọ, chất liệu được sử dụng càng cứng, giá thành sản phẩm khảm nạm kim cương càng lớn do việc khảm nạm khó hơn, chi phí nhân công lớn hơn. Và như vậy, trong một số trường hợp, một chiếc đồng hồ thép khảm nạm kim cương có giá thành cao hơn một chiếc đồng hồ vàng hồng khảm nạm kim cương. Bởi vàng hồng mềm hơn rất nhiều so với thép. Tất nhiên, đó không phải là chất liệu Everose của Rolex.
Nhẫn kim cương của Tiffany
Hình dáng của kim cương
- Round (tròn): Cho tới nay, đây vẫn là lựa chọn yêu thích và phổ biến nhất của phụ nữ. Những viên kim cương tròn cũng thường được đánh giá là những viên kim cương có khả năng khúc xạ ánh sáng tốt nhất. Một chiếc nhẫn kim cương tròn là lựa chọn lý tưởng cho nhẫn đính hôn. Hearts & Arrows One Cut Above là tiêu chuẩn cao nhất trong việc cắt một viên đá. Cụ thể, nếu nhìn từ trên xuống, bạn sẽ thấy 8 tia giống những mũi tên. Còn nếu nhìn từ đáy lên, bạn sẽ thấy 08 trái tim.
- Oval: Một viên kim cương hình oval là một viên kim cương có hình dáng gần giống với một viên kim cương tròn. Nhẫn kim cương hình oval rất phù hợp với những người có ngón tay thanh mảnh và dài. Và đây cũng là lựa chọn lý tưởng cho một chiếc nhẫn đính hôn.
- Marquise (bầu dục): Một viên kim cươn hình bầu dục có thể sẽ lớn hơn hoặc dài hơn phụ thuộc vào kiểu cắt. Đây cũng là một lựa chọn lý tưởng cho một chiếc nhẫn đính hôn. Một viên kim cương hình bầu dục trông cũng thật đẹp khi ở cạnh những viên kim cương có hình tròn hoặc hình vuông (Princess).
- Pear (Quả lê, giọt lệ): Một viên kim cương hình quả lê là một viên kim cương có phong cách truyền thống. Những viên kim cương hình quả lê đôi khi còn được gọi là hình giọt lệ – do hình dáng của viên kim cương. Những viên kim cương hình quả lê là những lựa chọn lý tưởng cho những chiếc nhẫn sẽ được trao cho những người sở hữu một bàn tay có những ngón dài và thanh mảnh.
- Hình dáng kim cương Heart (trái tim): Liệu còn gì lãng mạn bằng một nhẫn với một viên kim cương hình trái tim!?
- Emerald (ngọc lục bảo): Một viên kim cương hình ngọc lục bảo có khả năng làm nổi bật độ trong, sạch của viên đá do có phần bề mặt (table) lớn. Hình dáng khá hiện đại của viên đá cũng giúp viên đá trở thành một trong những lựa chọn hoàn hảo cho một chiếc nhẫn đính hôn.
- Princess: Mang hình dáng vuông, những viên kim cương Princess khi có một giá đỡ tốt sẽ phát quang và có độ ánh lửa hoàn hảo, hơn bất kỳ kiểu dáng nào. Có lẽ chính vì vậy mà những viên kim cương này có tên là Princess.
- Radiant: Là một viên kim cương có hình dáng giống một viên kim cương Emerald nhưng lại có kiểu phát quang và độ ánh lửa giống một viên kim cương tròn. Với 75 mặt cắt, những viên kim cương Radiant hoàn hảo cho bất kỳ phong cách nhẫn hoặc trang sức nào.
Một trong những cơ chế đặc biệt của ngành chế tác trang sức mà tới nay vẫn được xem là một trong những sản phẩm hàng đầu là chiếc Vòng cổ Cá sấu của Cartier. Chiếc vòng này được tạo thành bởi một đôi cá sấu bằng vàng. Trong đó, chú cá sấu vàng được khảm nạm 1023 viên kim cương vàng, với tổng trọng lượng lên tới 60, 02 carat. 02 mắt của chú cá sấu vàng là 02 viên ngọc lục bảo. Còn chú cá sấu màu xanh được khảm nạm 1060 viên ngọc lục bảo, 02 mắt là ruby. Hai chú cá sấu này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một chiếc vòng cổ tuyệt đẹp. Còn nếu tách ra, 02 chú cá sấu này có thể sử dụng như một chiếc trâm cài tinh tế.
Vòng cổ Cá sấu của Cartier