Bỉ: Nhà máy sản xuất sô cô la khổng lồ phải đóng cửa vì bùng phát vi khuẩn salmonella

Một nhà máy sản xuất sô cô la ở Bỉ đã tạm thời đóng cửa sau khi phát hiện vi khuẩn salmonella trong lô sản xuất.
Bỉ: Nhà máy sản xuất sô cô la khổng lồ phải đóng cửa vì bùng phát vi khuẩn salmonella

Nhà sản xuất sô cô la Thụy Sĩ Barry Callebaut đã phải tạm dừng hoạt động một nhà máy ở Wieze (Bỉ) vào tuần qua vì phát hiện vi khuẩn salmonella. 

Nhà máy Wieze là nhà máy sản xuất sô cô la lớn nhất trên thế giới, theo trang web du lịch của chính phủ. 

"Đối với Barry Callebaut, an toàn thực phẩm luôn là điều quan trọng nhất. Các yêu cầu và quy trình giám sát an toàn thực phẩm đã giúp chúng tôi có thể nhanh chóng xác định được rằng lecithin là nguồn gây ô nhiễm", công ty cho biết trong tuyên bố và cho biết thêm rằng cơ quan thực phẩm Bỉ (FAVV) đã được thông báo về vụ việc. 

Lecithin là một chất béo được sử dụng để liên kết với các thành phần khác trong sô cô la.

Công ty cho biết họ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bao gồm thu hồi tất cả các sản phẩm đã sản xuất kể từ thời điểm thử nghiệm. Quá trình sản xuất ở Wieze sẽ vẫn bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới.

"Chúng tôi hiện đang tiếp cận với tất cả những khách hàng có thể đã nhận được các sản phẩm bị ảnh hưởng", tuyên bố cho biết.

Trong một tuyên bố hôm vào cuối tuần, Barry Callebaut cho biết không có sản phẩm sô cô la bị nhiễm độc nào “được chuyển ra các chuỗi bán lẻ”. 

socola

Barry Callebaut, đạt doanh thu gần 8 tỷ USD trong năm tài chính 2020-21, là công ty sản xuất sô cô la cho nhiều thương hiệu sô cô la lớn, mặc dù họ từ chối cung cấp thông tin về lô hàng nhiễm khuẩn khi được CNN Business hỏi.

"Barry Callebaut hiện sẽ dành thời gian để tiếp tục phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề - và sẽ liên tục cập nhật cho FAVV. Khi mọi việc hoàn thành, các dây chuyền sẽ được làm sạch và khử trùng kĩ lưỡng trước khi tiếp tục quy trình sản xuất", công ty cho biết.

Xem thêm

Từ năm 2025, thực phẩm "handmade" phải ghi thông tin dinh dưỡng

Từ năm 2025, thực phẩm "handmade" phải ghi thông tin dinh dưỡng

Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất chậm nhất đến ngày 1/1/2025 sản phẩm thực phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…