“Big Tech” Trung Quốc rót hàng tỷ USD vào tầm nhìn của ông Tập Cận Bình về 'sự thịnh vượng chung'

Tháng trước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi một cuộc “điều chỉnh và phân bổ thu nhập”, đồng thời khuyến khích các nhóm thu nhập cao, các doanh nghiệp “hỗ trợ nhiều hơn cho xã hội”.
“Big Tech” Trung Quốc rót hàng tỷ USD vào tầm nhìn của ông Tập Cận Bình về 'sự thịnh vượng chung'

Trong một tuyên bố mới đây, Alibaba cho biết tập đoàn sẽ đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ (15,5 tỷ USD) trong vài năm tới vào các sáng kiến ​​“thịnh vượng chung”. Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc sẽ đầu tư tiền vào 10 sáng kiến ​​bao gồm đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế, tạo việc làm chất lượng cao và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương.

“Alibaba là đơn vị được hưởng lợi từ sự tiến bộ kinh tế và xã hội mạnh mẽ ở Trung Quốc trong 22 năm qua. Chúng tôi tin chắc rằng nếu xã hội phát triển tốt và nền kinh tế phát triển tốt, thì Alibaba cũng sẽ làm tốt ”, CEO Daniel Zhang của Alibaba cho biết.

“Chúng tôi mong muốn thực hiện trách nhiệm của mình để hỗ trợ hiện thực hoá sự thịnh vượng chung thông qua phát triển chất lượng cao.”

Lời kêu gọi về sự thịnh vượng chung - một nỗ lực của chính phủ Trung Quốc để hướng tới sự giàu có vừa phải cho tất cả mọi người - đã được đáp lại bởi những công ty công nghệ hiện đang bị Bắc Kinh giám sát chặt chẽ. 

Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt quy định về chống độc quyền và bảo mật và bảo vệ dữ liệu. Các nhà quản lý cũng đã phạt Alibaba 2,8 tỷ USD trong một cuộc điều tra chống độc quyền, cắt giảm đáng kể thời gian người dưới 18 tuổi được phép chơi trò chơi trực tuyến và mở một cuộc điều tra an ninh mạng đối với công ty gọi xe Didi vài ngày sau khi IPO tại Hoa Kỳ…

Alibaba không phải là công ty công nghệ duy nhất cam kết hỗ trợ cho lời kêu gọi “thịnh vượng chung” của chủ tịch Tập. Tháng trước, Tencent đã cho biết họ sẽ tăng gấp đôi số tiền đang đầu tư cho các sáng kiến ​​xã hội lên 100 tỷ nhân dân tệ. Số tiền này sẽ được chuyển đến các khu vực bao gồm phục hồi nông thôn và giúp tăng thu nhập cho các nhóm thu nhập thấp. Vào thời điểm đó, Tencent cho biết hành động của họ là một phản ứng chủ động đối với “chiến lược quốc gia”. Công ty truyền thông xã hội và trò chơi cho biết: “Chúng ta nên thúc đẩy sự thịnh vượng chung theo từng giai đoạn” và nên cho phép một số người làm giàu trước rồi giúp những người khác làm giàu theo. 

Ngoài ra, các giám đốc điều hành và nhà sáng lập công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc cũng đã đưa ra cam kết đầu tư từ các khoản tiền cá nhân, điển hình như hà sáng lập Colin Huang của Pinduoduo, Wang Xing của Meituan và Lei Jun của Xiaomi, đã quyên góp chung hàng tỷ USD cho các hoạt động xã hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…