Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định cấm gia sư dạy kèm các lớp học trực tuyến

Trung Quốc hiện đã cấm các gia sư tư nhân giảng dạy các lớp học trực tuyến hoặc tại các địa điểm không đăng ký như các tòa nhà dân cư, khách sạn và quán cà phê - tăng cường nỗ lực loại bỏ tất cả các hoạt động dạy thêm vì lợi nhuận.
Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định cấm gia sư dạy kèm các lớp học trực tuyến

Các nhà chức trách năm nay đã cấm hình thức dạy thêm vì lợi nhuận các môn học trong chương trình giảng dạy ở trường nhằm giảm bớt áp lực cho trẻ em và phụ huynh.

Một hệ thống giáo dục đại học cạnh tranh đã làm cho các dịch vụ dạy thêm trở nên phổ biến với các các phụ huynh và học sinh, nhưng hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách để giảm bớt chi phí nuôi dạy trẻ trong nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh đẻ đang tụt hậu.

Truyền thông đã đưa tin trong tuần này về nhiều phương thức khác nhau mà phụ huynh và gia sư đã cố gắng để phá vỡ các quy định mới, và thậm chí là một số công ty môi giới gia sư nội trú (sống tại nhà học sinh) với mức lương yêu cầu lên tới 30.000 nhân dân tệ (4.650 USD) một tháng.

“Ở một số nơi, có rất nhiều trường hợp dạy thêm chui hoặc “khoác” lên mình một vỏ bọc khác để lách luật,” Bộ Giáo dục cho biết trong một thông báo về lệnh cấm mới. "Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách của chính phủ.”

Quy định mới này đã làm chao đảo cổ phiếu của các công ty giáo dục, dạy thêm được giao dịch ở Hồng Kông và New York, bao gồm cả New Oriental Education & Technology Group và Gaotu Techedu.

Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết, các trung tâm ngoài khuôn viên trường cung cấp dịch vụ dạy thêm các môn học trong chương trình giảng dạy của nhà trường cần phải được cấp phép, hoạt động tại các địa điểm đã đăng ký và thuê giáo viên có đủ năng lực.

Bộ cũng lên tiếng phê bình các nỗ lực nhằm “lách luật” của nhiều gia đình, bao gồm việc thuê gia sư tư nhân dưới chiêu bài “dịch vụ dọn phòng”, “giao tiếp văn hóa” hoặc “gia sư nội trú” cũng như tổ chức các lớp học dưới danh nghĩa trại hè hoặc các chuyến tham quan. 

Các cơ sở ngoại tuyến cũng sẽ không được phép tổ chức dạy thêm sau giờ học trực tuyến thông qua các nền tảng nhắn tin, hội nghị video hoặc phát trực tiếp, Bộ nhấn mạnh.

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…