Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi từ chức

Bà Nancy Pelosi từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình trên chính trường một ngày sau khi đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ.

Trong bài phát biểu tại Hạ viện trước sự chứng kiến của các nghị sĩ Đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi từ chức lãnh đạo và tuyên bố nhường lại vị trí cho thế hệ tiếp theo. Bà cũng nói rằng bản thân không rút hoàn toàn khỏi Hạ viện mà sẽ tiếp tục đại diện cho San Francisco như trong 35 năm qua. 

"Đối với tôi, đã đến lúc chúng ta có một thế hệ mới dẫn dắt đảng Dân chủ. Và tôi rất biết ơn khi nhiều người đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm tuyệt vời này”. Bà Nancy Pelosi đã giữ vị trí chủ tịch Hạ Viện từ năm 2007-2011 và một lần nữa từ năm 2019 cho đến nay. Bà là người phụ nữ có cấp bậc cao nhất và quyền lực nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến khi bà Kamala Harris trở thành Phó Tổng thống vào tháng 1/2021. 

Nancy Pelosi từ chức

Nữ nghị sĩ 82 tuổi đóng vai trò trung tâm trong việc dẫn dắt các dự luật được thông qua ở Quốc hội của hai tổng thống Đảng Dân chủ được thông qua Quốc hội, bao gồm luật chăm sóc sức khỏe năm 2010 có chữ ký của Tổng thống Barack Obama và luật mở rộng cơ sở hạ tầng, chi tiêu cho khí hậu và các quy định về súng dưới thời TT Joe Biden. Bà cũng là người chủ trì khi Hạ viện luận tội Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump vào năm 2019 và 2021.

Các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện sẽ bỏ phiếu bầu chọn các nhà lãnh đạo của họ vào ngày 30/11. Hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries sẽ là nhà lập pháp da đen đầu tiên lãnh đạo một trong các cuộc họp kín của đảng lớn tại Quốc hội. Nhân vật số 2 của Đảng Dân chủ tại Hạ viện, ông Steny Hoyer, đã tán thành ông Hakeem Jeffries cho vị trí lãnh đạo cao nhất. 

Ông Hakeem Jeffries, 52 tuổi, từ chối bình luận về kế hoạch của mình, nói với các phóng viên rằng: “Hôm nay là ngày để kỷ niệm vai trò của bà Nancy Pelosi."

Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tuần trước, các đảng viên Cộng hòa cuối cùng đã giành được đa số trong Hạ viện để Quốc hội tiếp theo tuyên thệ nhậm chức vào ngày 3/1 và đưa ra sự ủng hộ đối với ông Kevin McCarthy, người có quan hệ không mấy tốt đẹp với bà Pelosi, cho vai trò chủ tịch. 

Hiện Đảng Dân chủ đang giữ quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ. Với một Quốc hội bị chia rẽ, việc thông qua các dự luật sẽ có thể ngày càng khó khăn hơn. Đảng Cộng hòa cho biết họ có kế hoạch sử dụng thế đa số trong Hạ viện để mở các cuộc điều tra về chính quyền và gia đình của TT đương nhiệm Joe Biden.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…