Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Theo báo cáo mới được công bố của 1st Move International, Lithuania, Hungary và Estonia là những địa điểm tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu. Trong khi đó, các quốc gia Tây Âu như Bỉ và Pháp lại được xếp vào danh sách ít hấp dẫn nhất…

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Trong nghiên cứu mới nhất công ty di trú 1st Move International có trụ sở tại Vương quốc Anh, Lithuania là lựa chọn hàng đầu cho việc đầu tư bất động sản ở Châu Âu.

Báo cáo đã xem xét các yếu tố chính khi đầu tư bất động sản ở khu vực, bao gồm thuế bất động sản, thuế thu nhập cá nhân từ việc cho thuê tài sản và lợi nhuận cho thuê gộp.

Tại Lithuania, thủ đô Vilnius hứa hẹn mang đến lợi nhuận cho thuê ở mức 6,44%, theo dữ liệu mới nhất của Global Property Guide. Đến nay giá thuê nhà tại Lithuania đã tăng cao hơn 170% so với 10 năm trước, trích dẫn báo cáo OECD. Trong khi đó, giá nhà tiếp tục “leo” hơn 10% trong quý 2/2024 so với năm cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, do đó có thể mang lại lợi nhuận đầu tư tốt. Thuế thu nhập cá nhân từ cho thuê tài sản có mức trung bình 15% và người nước ngoài không bị hạn chế khi mua bất động sản tại đây.

Quốc gia đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng của 1st Move International là Estonia. Chi phí mua nhà, bao gồm cả thuế, là khá thấp so với mặt bằng chung ở Châu Âu. Đáng chú ý, các nhà đầu tư không cư trú tại đất nước Baltic này vẫn được phép mua bất động sản.

Trên thực tế, giá thuê nhà ở Estonia lại tương đối cao, với lợi nhuận cho thuê gộp hàng năm khoảng 4,5% và thuế thu nhập cá nhân từ việc cho thuê nhà là 20%. Giá nhà đã tăng 6,7% trong năm tính đến tháng 6/2024, củng cố thêm giá trị cho khoản đầu tư.

1920x1080-cmsv2-f77de684-f0e0-51d4-ba4b-83358d917e53-8781256-1057.jpg
Những quốc gia tốt nhất để đầu tư bất động sản tại Châu Âu

Romania đứng thứ ba trong danh sách này, với các lợi thế là chi phí mua nhà tương đối phải chăng, mức thuế thu nhập cá nhân từ việc cho thuê thấp và lợi nhuận cho thuê hàng năm là 6,46%.

Cũng theo nghiên cứu, các quốc gia Trung và Đông Âu như Hungary, Slovenia và Ba Lan có cơ hội đầu tư bất động sản tốt, nơi giá thuê cao (tại Hungary là 180% so với mức năm 2015) nhưng thuế lại ở mức vừa phải. Trong 12 tháng tính đến tháng 6/2024, giá nhà tại Ba Lan đã tăng 17,7%, Hungary 9,8% và Slovenia 6,7%, trích dẫn báo cáo từ Eurostat.

Ngược lại, các quốc gia ít hấp dẫn nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu là Bỉ, Pháp và Hy Lạp, theo 1st Move International.

Bỉ là nơi mà chi phí giao dịch bất động sản cao nhất trong khu vực và thuế thu nhập cá nhân từ việc cho thuê nhà có thể lên đến 50%. Giá nhà đã tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong ba tháng đầu năm 2024. Lợi nhuận cho thuê trung bình vào khoảng 4,2%, có khả năng cao hơn ở thủ đô Brussels và các vùng lân cận.

1920x1080-cmsv2-132a6ae4-f40c-5aab-a374-de6606adc3a2-8781256-3188.jpg
Danh sách những quốc gia ít hấp dẫn nhất để đầu tư bất động sản

Pháp được coi là quốc gia ít hấp dẫn thứ hai để đầu tư bất động sản, với thuế và chi phí mua và cho thuê tương đối cao. Ví dụ, mức thuế thu nhập cá nhân từ việc cho thuê nhà là 18,28%, lợi nhuận cho thuê hàng năm vào khoảng 4,5%. Giá bất động sản tại Pháp đã giảm 4,6% trong năm nay.

Báo cáo của 1st Move International cũng thống kế các lượt tìm kiếm Google và cho thấy Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những điểm đến được các nhà đầu tư quan tâm nhất.

Số lượng tìm kiếm toàn cầu về việc mua bất động sản ở Tây Ban Nha đạt 279.000 từ năm 2023-2024. Quốc gia này cung cấp các ưu đãi thuế cho người không cư trú, với mức thuế tiêu chuẩn là 19% cho công dân EU/EEA hoặc 24% cho công dân các nước khác dựa trên thu nhập chịu thuế (như việc cho thuê bất động sản).

Bồ Đào Nha ghi nhận hơn 270.000 tìm kiếm liên quan đến mua bất động sản. Tại đây, các yêu cầu và điều kiện mua nhà của người dân địa phương và người nước ngoài là khá tương đồng. Tuy nhiên, sự phổ biến của hai quốc gia này đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở vừa túi tiền cho người mua. Giá nhà tại Bồ Đào Nha đã tăng gần 70% kể từ năm 2015 đến nay, theo OECD.

Xem thêm

Khi Châu Âu “tranh giành” các nhân tài AI

Khi Châu Âu “tranh giành” các nhân tài AI

Cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đang thúc đẩy làn sóng chiêu mộ nhân tài công nghệ ở châu Âu ngày một “nóng lên”, khiến các doanh nghiệp trong ngành như Google DeepMind phải lựa chọn giữa việc bổ sung lương thưởng hậu hĩnh hoặc chịu rủi ro đánh mất những bộ óc tài giỏi vào tay đối thủ…

Có thể bạn quan tâm

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Monaco nổi tiếng có điều kiện sống tốt và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại dù không thu thuế thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tranh luận so sánh với các nước láng giềng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Monaco vẫn có nhiều loại thuế khác để duy trì dịch vụ công chất lượng cao…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…