Tại sao LVMH lại “chia tay” Hồng Kông để chuyển tới Trung Quốc đại lục?

LVMH được cho là đang chuyển các nguồn lực của mình ra khỏi Hồng Kông khi thành phố dần mất đi vị thế của mình như một trung tâm mua sắm xa xỉ hàng đầu châu Á…
Tại sao LVMH lại “chia tay” Hồng Kông để chuyển tới Trung Quốc đại lục?

Hạn chế Covid-19 đã được dỡ bỏ, biên giới các nước đã mở cửa trở lại, nhưng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của Hồng Kông lại chậm hơn rất nhiều so với phần còn lại của Trung Quốc. Trước tình hình này, tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH đã quyết định chuyển các nguồn lực của họ ra khỏi Hồng Kông. 

LVMH giảm sự hiện diện ở Hồng Kông

Hồng Kông từng được coi trung tâm tài chính và là thánh địa mua sắm hàng xa xỉ của người dân Trung Quốc đại lục nói riêng và nhiều nước châu Á khác nói chung, bởi giá cả hấp dẫn và nhiều sản phẩm đa dạng. 

Nhưng vận may đã đảo chiều đối với Hồng Kông vào năm 2019, khi các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng khiến nhiều du khách hoảng sợ tránh xa, sau đó là một “đòn giáng” khốc liệt của đại dịch Covid-19 dẫn đến việc lockdown toàn thành phố trong suốt một thời gian dài. Không có người mua sắm, các nhà bán lẻ lớn phải đóng cửa các địa điểm của mình trên con phố mua sắm hào nhoáng nhất của Hồng Kông và đến nay đang chần chừ trong việc quay trở lại. 

Hồng Kông

Đối với LVMH, công ty sở hữu các thương hiệu bao gồm Louis Vuitton, Christian Dior và Tiffany & Co., quá trình phục hồi doanh số sau đại dịch ở Hồng Kông chậm hơn rất nhiều so với những nơi khác ở Trung Quốc Đại lục. 

LVMH đã và đang gặt hái nhiều lợi ích từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại, với lượng người mua sắm ồ ạt kéo theo làn sóng “chi tiêu trả thù” đã thúc đẩy doanh số bán hàng và đưa giá cổ phiếu tập đoàn lên mức kỷ lục trong tháng này. 

Trong khi đó, sự khác biệt về giá giữa đại lục và Hồng Kông đối với hàng hoá xa xỉ đang dần thay đổi, trong khi các chiến lược kinh doanh truyền thống (cửa hàng thực tế) và nâng cấp trải nghiệm đã thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng tại địa phương. Chẳng hạn, túi xách Louis Vuitton Neverfull cỡ lớn được bán với giá 2.200 USD ở Trung Quốc, trong khi ở Hồng Kông, nó có giá 20.100 USD, chênh lệch chỉ ở khoảng 100 USD. Khi khoảng cách giá ngày càng thu hẹp lại, thì sức hấp dẫn của Hồng Kông với tư cách là trung tâm mua sắm xa xỉ cũng sẽ tương tự.  

Một nguồn tin cho biết tập đoàn hiện kỳ vọng vào xu hướng người mua sắm Trung Quốc lựa chọn mua hàng ở địa phương sẽ tiếp tục mở rộng, với tỷ lệ tổng chi tiêu cho hàng xa xỉ được thực hiện ở đại lục dự kiến tăng gần gấp đôi so với mức trước Covid-19. 

LVMH tăng quy mô và dấu ấn tại Trung Quốc đại lục

Động thái mới nhất của LVMH phản ánh kế hoạch tập trung đầu tư vào các thành phố hạng nhất của Trung Quốc, chẳng hạn như Thượng Hải, Thành Đô, Quảng Châu và Thâm Quyến, khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trong nước.

Trong báo cáo thu nhập quý 1/2023, LVMH cho biết mức tiêu dùng ở nước ngoài của khách du lịch Trung Quốc tăng nhanh hơn mức tiêu dùng trong nước, nhưng xét về mức tiêu thụ chung, chi tiêu địa phương vẫn cao hơn từ 4 đến 5 lần so với du lịch nước ngoài. Điều này cho thấy sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng - người tiêu dùng Trung Quốc ngày nay sẵn sàng trả mức giá cao một hơn một chút để mua hàng xa xỉ ở ngay tại nơi mình sinh sống. 

Hồng Kông

Trước những xu hướng này, các thương hiệu xa xỉ đang tập trung nỗ lực của họ ở Trung Quốc đại lục. Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu quốc tế đã tăng cường dấu ấn ở các khu vực mới và mở hệ thống cửa hàng đầu tiên ở các thành phố mà họ chưa từng khai thác, chẳng hạn như Thành Đô và Nam Kinh. Mục đích là để tiếp cận nhiều người mua sắm hơn và thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài trong cùng phạm vi địa lý.

Triển vọng lạc quan về tiêu dùng xa xỉ ở Trung Quốc tiếp tục khiến quốc gia này trở thành một “miếng bánh” hấp dẫn trong mắt các tên tuổi lớn, củng cố kế hoạch mở rộng sự hiện diện của họ ở đại lục. Điều này đã thúc đẩy cho sự phát triển của các “thiên đường mua sắm” mới như đảo miễn thuế Hải Nam và trung tâm casino Macau - những địa điểm đang dần lấy đi “ánh hào quang” của Hồng Kông.

Theo các nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, doanh số bán hàng miễn thuế ở Hải Nam vào năm 2021 đã tăng hơn gấp ba lần so với 2019 lên 49,5 tỷ nhân dân tệ (7,2 tỷ USD). Ngay cả trong thời kỳ hỗn loạn vì zero Covid vào năm ngoái, doanh số bán hàng vẫn cao hơn gấp đôi so với mức trước đại dịch và Hải Nam tiếp tục giữ vị trí thuận lợi để hưởng các chính sách thúc đẩy chi tiêu trong nước. 

Hàng xóm của Hồng Kông, Ma Cao - cũng đang nổi lên như một điểm đến sang trọng với trải nghiệm nghỉ dưỡng, giải trí và mua sắm tối ưu cho khách du lịch Trung Quốc đại lục. Lượng khách đến trung tâm casino trong thời điểm đầu năm nay đã phục hồi lên khoảng 62% so với năm 2019, cao hơn hẳn so với mức 44% của Hồng Kông.

Hồng Kông

Khi Trung Quốc trở thành một thị trường ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu xa xỉ, việc đẩy mạnh hoạt động trong cùng một môi trường địa lý với khách hàng là cực kỳ thiết yếu để giúp các thương hiệu có thể theo kịp xu hướng và tốc độ phát triển của đất nước năng động này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…