Dịch cúm gia cầm lại thổi bùng giá trứng gà tại Mỹ

Giá trứng gà tại Mỹ đã tăng trở lại trong nhiều tháng qua và hiện có khả năng trở nên đắt đỏ hơn nữa khi các trang trại gia cầm phải đối phó với dịch cúm bùng phát…

Dịch cúm gia cầm lại thổi bùng giá trứng gà tại Mỹ

Theo báo cáo mới nhất chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ, trong tháng 2/2024, giá trung bình của một chục quả trứng lớn hạng A là 3 USD (khoảng 75.000 đồng), tăng từ khoảng 2 USD (khoảng 48.000 đồng) vào mùa thu năm ngoái.

Trong khi giá trứng đã giảm khỏi mức cao kỷ lục 4,82 USD (khoảng 122.000 đồng) được ghi nhận vào tháng 1/2023, thì sau khi dịch cúm gia cầm lan rộng tàn phá các trang trại vào cuối năm ngoái, giá trứng lại quay trở lại mức cao nhất kể từ tháng 4/2023. Và tình hình khó có thể sớm được cải thiện.

Cal-Maine Foods, nhà sản xuất trứng lớn nhất nước Mỹ, cho biết hồi đầu tuần rằng họ đã tiêu hủy khoảng 1,6 triệu con gà mái và 337.000 con gà con sau khi một số trong đàn có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch cúm gia cầm cấp độ nguy hiểm tại một trong những cơ sở của công ty ở bang Texas (Mỹ).

“Việc sản xuất tại cơ sở đã phải tạm thời ngừng lại. Virus cúm gia cầm vẫn còn tồn tại trong quần thể chim hoang dã và không thể dự đoán được mức độ bùng phát trong tương lai, với nguy cơ đặc biệt cao hơn trong mùa di cư của chúng”, đại diện Cal-Maine Foods chia sẻ.

Chỉ vài tháng sau khi giá trứng đạt mức kỷ lục vào đầu năm ngoái, Cal-Maine Foods, với thị phần kiểm soát khoảng 20% thị trường, đã báo cáo doanh thu tăng gấp đôi và lợi nhuận tăng tới 718%.

Việc tiêu hủy chiếm khoảng 3,6% tổng đàn gà của công ty tính đến đầu tháng 3/2024. Cal-Maine đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNN về các hệ luỵ của đợt bùng phát cúm gia cầm đối với giá trứng của công ty. Cal-Maine Foods sở hữu các thương hiệu Farmhouse Eggs, Sunups, Sunny Meadow, Egg-Land’s Best và Land O’ Lakes.

Cúm gia cầm đã được phát hiện tại các trang trại khác trên cả nước Mỹ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Michigan cũng mới công bố rằng họ đã tìm thấy bằng chứng về bệnh cúm gia cầm tại một cơ sở chăn nuôi gia cầm thương mại ở Quận Ionia. Tháng trước, virus này được phát hiện tại các trang trại ở Texas, Kansas và Minnesota.

Ủy viên Nông nghiệp Texas Sid Miller cho biết trong một tuyên bố: “Rủi ro hiện tại đối với công chúng vẫn ở mức tối thiểu. Điều quan trọng mà ngành của chúng tôi cần tuân thủ là duy trì mức độ cảnh giác cao. Các cơ quan tiểu bang và liên bang sẽ tiếp tục cung cấp hướng dẫn cập nhật khi có tiến triển gì thêm”.

Nếu các nhà sản xuất trứng không thể đáp ứng kịp nhu cầu vì phải tiêu hủy động vật do cúm gia cầm thì điều đó có thể làm tăng giá. Các công ty trong ngành đang cố gắng để giảm thiểu những tác động này nhưng không rõ liệu điều đó có đủ để ngăn chặn việc tăng giá hoàn toàn hay không.

“Cal-Maine Foods đang nỗ lực hết sức để đảm bảo hoạt động sản xuất từ các cơ sở khác để bù đắp cho trường hợp ở Texas và hạn chế nguy cơ gây ra gián đoạn đối với nguồn cung tới khách hàng”, đại diện công ty cho biết trong một thông cáo báo chí.

Xem thêm

Trang trại chăn nuôi tại Texas, Mỹ

Giá thịt bò tại Mỹ tăng cao kỷ lục

Giá thịt bò bán lẻ ở Mỹ đang ghi nhận mức cao kỷ lục, đẩy giá các sản phẩm làm từ thịt bò như bánh mì kẹp thịt hay bít tết và bít tết tartare tăng mạnh…

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...