Giá cả leo thang, châu Âu tìm kiếm các nguyên liệu thay thế cà phê và ca cao

Trong bối cảnh giá cà phê và ca cao toàn cầu tăng mạnh, các sản phẩm thay thế từ ngũ cốc đang nổi lên như giải pháp bền vững có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng lớn tại châu Âu…

Giá cả leo thang, châu Âu tìm kiếm các nguyên liệu thay thế cà phê và ca cao

Theo tờ bản tin Euractiv Agrifood Pro Brief đưa tin, giá nguyên liệu thô tăng cao - chủ yếu do tác động của biến đổi khí hậu tại các vùng sản xuất trọng điểm như Ghana và Bờ Biển Ngà (ca cao) hay Brazil, Việt Nam (cà phê) - đang trở thành thách thức lớn đối với các sản xuất bánh kẹo và thực phẩm chế biến.

Chi phí đầu vào, sản xuất và vận chuyển tăng cao có khả năng sẽ tác động trực tiếp lên túi tiền và bữa ăn của người tiêu dùng.

Trước đây, giá ca cao thường dao động quanh mức 2.000 đến 3.000 USD/tấn; nhưng những năm vừa qua, giá đã bắt đầu vượt qua mức 8.000 - 9.000 USD/tấn. Cà phê cũng chứng kiến những diễn biến tương tự. Giá cà phê Arabica, loại cà phê được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, hiện vào khoảng 340 cent/lb. Cà phê Robusta cũng đã chạm ngưỡng 5.200 USD/tấn.

Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Conservation International, tổng giá trị thị trường cà phê đạt 46 tỷ Euro, với hơn 9,5 triệu tấn cà phê được sản xuất hàng năm trên toàn cầu. Dự kiến, nhu cầu cà phê có thể tăng gấp ba lần vào năm 2050.

Đối mặt với tình hình giá cả có nhiều biến động, Châu Âu đang chủ động khám phá những nguyên liệu thay thế, tìm kiếm giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng.

Các sản phẩm thay thế cà phê đã xuất hiện trên thị trường EU từ nhiều năm nay. Ví dụ, lúa mạch hòa tan là một lựa chọn phổ biến cho những người muốn giảm lượng tiêu thụ caffein hàng ngày. Trích dẫn dữ liệu từ Global Market Insight, thị trường sản phẩm thay thế cà phê, có giá trị 13,6 tỷ Euro vào năm 2023, được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 4,7% mỗi năm từ nay cho đến năm 2032.

Trong khi đó, các sản phẩm sô cô la không chứa ca cao nguyên chất vẫn còn là phân khúc khá mới mẻ. Được biết, công ty Vallée Torréfaction ở vùng Brittany (Pháp) hiện là một trong số ít những nhà sản xuất sô cô la làm từ bột lúa mạch rang mạch nha. Dù hương vị không hoàn toàn giống cacao truyền thống, sản phẩm này vẫn có thể được sử dụng để làm bánh brownie và các món tráng miệng khác. "Nó có giá rẻ hơn ca cao từ hai đến ba lần. Tôi cho rằng trong 50 năm tới, ca cao có thể trở thành một nguyên liệu xa xỉ và bạn sẽ phải trả 50 Euro cho một thanh sô cô la nguyên chất”, ông Paul Vallée, người đứng đầu công ty chia sẻ với Euractiv.

Tại Đức, có một công ty chuyên sản xuất sản phẩm thay thế ca cao hàng đầu Châu Âu. Choviva hiện sản xuất 2.000 tấn nguyên liệu thay thế từ hạt hướng dương hoặc quả chà là rang. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, Choviva vừa đầu tư thêm 30 triệu Euro để mở rộng ra thị trường toàn cầu.

Hương vị của sô cô la đến từ quá trình lên men và rang hạt ca cao, tương tự như cà phê. Mặc dù việc rang một số loại ngũ cốc có thể phần nào "bắt chước" được bản gốc, nhưng để đạt được hương vị, màu sắc và kết cấu lý tưởng nhất vẫn còn là thách thức lớn.

Đó là lý do tại sao một số đơn vị đang hướng đến các giải pháp thay thế nhân tạo. Điển hình như Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT Phần Lan đang nghiên cứu sự tương đồng giữa cà phê nuôi cấy tế bào và cà phê trồng tự nhiên.

Xem thêm

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...