Gián đoạn thoả thuận Biển Đen sẽ khiến giá thực phẩm ở châu Á - Thái Bình Dương tăng cao

Châu Á - Thái Bình Dương có thể sớm đối mặt với giá cả ngũ cốc tăng cao và lượng thịt sẵn có thấp hơn sau khi Nga đình chỉ thỏa thuận Biển Đen - một sáng kiến do Liên Hợp Quốc làm trung gian cho phép các chuyến hàng ngũ cốc được an toàn xuất khẩu.
Gián đoạn thoả thuận Biển Đen sẽ khiến giá thực phẩm ở châu Á - Thái Bình Dương tăng cao

Vào cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ “không còn có thể đảm bảo tính an toàn cho các chuyến tàu chở hàng thực phẩm dân sự trong Thoả thuận Biển Đen và sẽ đình chỉ việc thực hiện thoả thuận kể từ giờ cho đến vô thời hạn”.

Hai nhà xuất khẩu lớn của Biển Đen là Nga và Ukraine chiếm khoảng 1/3 lượng lúa mì xuất khẩu, 15% lượng ngô và khoảng 2,1% lượng đậu tương xuất khẩu của thế giới, do vậy, sự leo thang căng thẳng mới đây rõ ràng sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các nước phương Tây và còn cả khu vực châu Á. 

Hai nhà nghiên cứu Genevieve Donnellon-May và Paul Teng của tổ chức tư vấn RSIS Singapore chia sẻ trong một lưu ý mà CNBC nhận được: “Đối với người tiêu dùng ở châu Á, rất có thể họ sẽ phải chịu mức giá thực phẩm cao hơn do xung đột kéo dài cùng với chi phí năng lượng và lạm phát gia tăng”. Bởi, sản xuất và tiêu thụ thịt là chủ chốt ở châu Á và đối với nhiều nước trong khu vực, các loại ngũ cốc như lúa mì, ngô và đậu nành là yếu tố cần thiết cho thức ăn chăn nuôi để sản xuất thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm cũng như cá. 

Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn ở Châu Á-Thái Bình Dương với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi giá phân bón, nhiên liệu dẫn đến việc giá thực phẩm sẽ bị đẩy lên cao hơn, càng làm trầm trọng thêm sự gián đoạn nguồn cung vốn bị tác động bởi Covid-19 và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực,” lưu ý phân tích. 

Bà Donnellon-May nhận định, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi diễn biến mới ở Biển Đen bao gồm Indonesia - quốc gia gần đây đã đặt các chuyến hàng lúa mì của Ukraine - và Pakistan, đã mua khoảng 385.000 tấn lúa mì đến từ Nga và Ukraine.  Lào, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka và Bangladesh cũng có thể vấp phải các khó khăn tương tự. 

thoả thuận Biển Đen

Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, cho biết trước khi Nga ngừng tham gia, sáng kiến ​​Ngũ cốc Biển Đen đã mở khóa cho 9 triệu tấn ngũ cốc trị giá 3 tỷ USD.

Về mặt thực tế, điều đó có nghĩa là lượng xuất khẩu sẽ giảm 1 triệu tấn ngũ cốc trên thị trường, có thể tạo ra mức tăng giá khoảng 0,5%”, ông Torero nói với CNBC và bổ sung thêm rằng tình hình càng kéo dài thì giá cả sẽ càng cao.

Mô tả về tình hình ở Biển Đen,  ông Maximo Torero cho biết có 97 tàu chất hàng đang chờ khởi hành, 15 tàu đến đang chờ kiểm tra và 89 tàu khác đã đăng ký tham gia Sáng kiến từ trước. 

Bản cập nhật mới nhất về chỉ số giá lương thực của FAO cho thấy giá lương thực toàn cầu đã giảm trong tháng thứ sáu liên tiếp vào tháng Chín. Giá ngũ cốc cũng đã giảm nhưng sau đó tăng vọt vào tháng 9 do lo ngại về sự gián đoạn của Sáng kiến ​​Ngũ cốc Biển Đen sau tháng 11.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…