IMF cảnh báo tỷ trọng nợ gia tăng đẩy khu vực ở châu Á vào nhiều rủi ro

Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của IMF cảnh bảo về rủi ro đáng lo ngại khi tỷ trọng nợ của khu vực châu Á đang gia tăng khá nhanh.
IMF cảnh báo tỷ trọng nợ gia tăng đẩy khu vực ở châu Á vào nhiều rủi ro

Theo ông Krishna Srinivasan của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ gia tăng do lạm phát và điều kiện tài chính thắt chặt trên khắp châu Á là nguyên nhân lo ngại chính của các nhà quản lý. 

“Nếu bạn nhìn vào nợ của khu vực, nếu bạn nhìn vào tỷ trọng tổng nợ của châu Á, thì con số đó đã tăng lên khá cao trong thời gian này,” Srinivasan. 

Ông cho biết nợ trong khu vực đã tăng từ mức 25% trước đại dịch lên đến 38% trong thời gian hiện nay. Các quốc gia có nguy cơ rủi ro cao bao gồm Lào, Mông Cổ, Maldives và Papua New Guinea,  đồng thời lưu ý rằng Sri Lanka không có khả năng trả được nợ.

Lạm phát ở Lào đạt 23,6% trong tháng 6. Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính lạm phát hàng năm của Mông Cổ sẽ đạt 12,4% vào năm 2022. Maldives đã và đang phải vật lộn với nợ cao trong nhiều năm. Mặc dù tỷ lệ nợ trên GDP của Maldives đã giảm trong hai năm qua, nhưng hiện vẫn ở mức cao, khoảng 100% GDP.

“Vì vậy, có nhiều quốc gia trong khu vực đang nằm trong lãnh thổ nợ cao. Và đó là điều mà chúng ta cần phải đề phòng,” ông Srinivasan nói.

Trong triển vọng kinh tế toàn cầu được công bố vào đầu tuần này, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm mạnh từ 6,1% năm ngoái xuống 3,2% năm nay, dự đoán tăng trưởng ở cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó, ông Srinivasan nhận định tăng trưởng ở châu Á sẽ bị tác động đáng kể vào năm 2022 và 2023, lần lượt chậm lại còn 4,2% và 4,5%. “Năm nay, chúng tôi thấy lạm phát là một yếu tố khá lớn. Trên thực tế, IMF đã đánh dấu dự báo lạm phát ở châu Á trên phạm vi rộng hơn”. Tuy nhiên, ông không đánh giá nguy cơ phỏng đoán “liệu châu Á có rơi vào khủng hoảng kinh tế hay không.”

“Sự sụt giảm trong tăng trưởng phản ánh tác động nghiêm trọng từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Chiến tranh là một phần nguyên nhân gây gia tăng đáng kể tỷ lệ lạm phát”. Ông Srinivasan cho biết toàn châu Á đã chứng kiến ​​sự thắt chặt đáng kể về điều kiện tài chính, đặc biệt là khi các nền kinh tế tiên tiến tiếp tục tăng lãi suất.

Xem thêm

WB và IMF cam kết hỗ trợ 3 tỷ USD cho Ukraine

WB và IMF cam kết hỗ trợ 3 tỷ USD cho Ukraine

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã thông báo về gói hỗ trợ trị giá 3 tỷ USD của WB cho Ukraine, trong khi đó, IMF sẽ sớm xem xét các đề xuất viện trợ khẩn cấp.
IMF dự báo gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu

IMF dự báo gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới đây của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã dự báo về nguy cơ gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu, khi giá lượng thực vẫn đang cao hơn nhiều so với năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…