Isabel Marant ra mắt cửa hàng dành riêng cho thời trang vintage

Isabel Marant là thương hiệu thời trang cao cấp mới nhất tham gia vào phong trào “thời trang xoay vòng”.
Isabel Marant ra mắt cửa hàng dành riêng cho thời trang vintage

Cùng với nhiều thương hiệu khác, bao gồm Benetton và Orchestra, gần đây, thương hiệu thời trang Pháp Isabel Marant đã ra mắt một nền tảng thương mại điện tử dành cho các mặt hàng đã qua sử dụng, có tên là 'Isabel Marant Vintage’.

Mục tiêu của Isabel Marant - với tiêu chí “luôn cung cấp những bộ quần áo được thiết kế để tồn tại lâu dài” - là mang đến cho những bộ trang phục của của mình một cuộc sống thứ hai.

“Trọng tâm triết lý và giá trị của thương hiệu là điều mà nhà thiết kế thường gọi là hệ sinh thái của trang phục. Đây cũng là một tuyên ngôn xã hội cho một nền công nghiệp thời trang bền vững,” thương hiệu cho biết trong một thông cáo báo chí.

Trang web isabelmarant-vintage.com được ra mắt vào ngày 18/6 với trình duyệt vô cùng rõ ràng và dễ dàng truy cập, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khách hàng thực hiện giao dịch và quyên góp. “Không cần phải điền form, không cần phải chụp ảnh,” tuyên bố thương hiệu trên cổng thông tin mới của mình cho biết. “Người bán có thể chỉ cần gửi sản phẩm của họ nguyên trạng tới chúng tôi, và sau đó các món đồ sẽ được chọn lựa, đóng gói để bán ra thị trường một lần nữa.”

Ngay sau khi các sản phẩm được gửi đến và xác nhận bởi các chuyên gia chất lượng của thương hiệu, người bán sẽ nhận được một voucher mà họ có thể sử dụng cho các sản phẩm mới nhất của thương hiệu hoặc trên chính Isabel Marant Vintage. Cùng với sự ra mắt của Isabel Marant Vintage ở Pháp, thương hiệu cũng cung cấp những “chiếc túi bất ngờ” giá 145 euro, có chứa năm món đồ như thắt lưng, áo phông, đồ da nhỏ và túi tote.

Là một kế hoạch của phương pháp tiếp cận thời trang bền vững, Isabel Marant nhấn mạnh rằng tất cả số tiền thu được từ sáng kiến mới “sẽ được quyên góp cho quỹ Isabel Marant, một tổ chức có mục tiêu cam kết nhất quán đối với giáo dục của phụ nữ và hỗ trợ hàng thủ công trong cộng đồng bản địa.”

Những gã khổng lồ của thương mại điện tử thời trang trong thời gian qua cũng đã áp dụng hình thức này, tập trung vào thị trường đồ cũ đang ngày càng phổ biến trong giới tiêu dùng trẻ. Sau Zalando và Farfetch, Mytheresa gần đây đã hợp tác với Vestiaire Collective và LVMH đã ra mắt Nona Source, một trang web dành riêng cho vải tồn kho.

Có thể bạn quan tâm