Liệu việc đổi tên thành Meta có giúp Facebook “lấy lại” danh tiếng?

Nhiều chuyên gia cho rằng việc Facebook đổi tên thành Meta chỉ như một chiêu thức khiến dân tình “phân tâm” khỏi các vấn đề lớn hơn của công ty.
Liệu việc đổi tên thành Meta có giúp Facebook “lấy lại” danh tiếng?

Facebook đã chính thức đổi tên công ty thành Meta vào tuần trước, tuyên bố chuyển trọng tâm mới sang xây dựng metaverse - lĩnh vực thực tế ảo. 

“Chúng tôi đang bắt đầu cho một chương tiếp theo của internet và đây cũng là câu chuyện tương lai cho công ty, CEO Mark Zuckerberg đã viết trong một bức thư sau thông báo, ca ngợi bước tiến mới của công ty đồng thời gián tiếp thừa nhận những thất bại gần đây, bao gồm các mối bận tâm về sự minh bạch mà một cựu nhân viên đã “vạch trần”. 

“Khoảng thời gian 5 năm qua thật khiêm tốn đối với tôi và công ty của chúng tôi theo nhiều mặt. Chúng tôi đã xây dựng những thứ giúp đưa mọi người đến gần nhau hơn theo những cách mới. Chúng tôi đã học được từ việc đấu tranh với các vấn đề xã hội khó khăn và sống trong các nền tảng khép kín. Bây giờ đã đến lúc đem mọi thứ chúng ta đã học được và xây dựng một chương tiếp theo,” CEO Zuckerberg viết. 

Mạng xã hội Facebook hiện sẽ hoạt động trong hệ sinh thái ứng dụng của Meta, cùng với Instagram, WhatsApp và Oculus. Đối với công ty nói chung, việc tách mình xa hơn khỏi ứng dụng Facebook có thể là một điều tốt.

Bởi, theo các tài liệu nội bộ được thu thập bởi Frances Haugen cho thấy rằng ứng dụng Facebook đang mất dần sự phổ biến đối với những người dùng trẻ tuổi, một vấn đề mà nó bị cáo buộc đã gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư. Theo Bloomberg, các tài liệu cho thấy giới trẻ đang dành ít thời gian hơn trên Facebook, người dùng đang ngày càng tạo ít bài đăng hơn và lượng tài khoản đăng ký cũng giảm đáng kể. 

Thảo luận về kết quả quý III năm 2021, CEO Mark Zuckerberg cho biết kế hoạch tương lai của công ty sẽ gồm “một cuộc đại tu hoàn toàn để thu hút người dùng dưới 30 tuổi", sự thay đổi sẽ" mất nhiều năm, không phải vài tháng, để có thể hoàn thiện.“

Nhưng các chuyên gia lại nghi ngờ rằng liệu chiến lược này có mang đến tác động tích cực cho danh tiếng của công ty hay không?

Andrew Jarrell, giám đốc chiến lược của công ty truyền thông chiến lược Group Gordon, nói với HYPEBEAST: “Facebook phải đối mặt với một thách thức tồn tại thực sự khi những người trẻ tuổi đang coi thương hiệu này là ‘xưa cũ’ và không dành cho họ. Nó đã không còn sở hữu những yếu tố thú vị từng có.“

Facebook gần đây cũng đã bị cản trở bởi những cáo buộc ưu tiên lợi nhuận hơn sự an toàn của người dùng và đã bị quốc hội Mỹ chỉ trích trong những năm gần đây vì không thực hiện đủ các kế hoạch để ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch trên nền tảng của mình. Trước đó, vụ bê bối Cambridge Analytica, làm dấy lên lo ngại về việc thu thập dữ liệu người dùng. Mặc dù vậy, Facebook được cho là đã quyết định ngừng xin lỗi về những hành vi sai trái của mình trong tương lai.

Roger McNamee, một nhà đầu tư ban đầu của Facebook và cũng là một nhà phê bình thẳng thắn, nói với Recode vào tuần trước về việc đổi tên của công ty: “Khi phải đối mặt với những ‘cơn sóng thần’ chỉ trích hành vi vô trách nhiệm và rơi vào phạm vi hình sự có thể xảy ra, Facebook đang phải tuyệt vọng để thay đổi chủ đề.”

Laurel Sutton, người đồng sáng lập công ty quản lý thương hiệu Catchword, chia sẽ với Time rằng quyết định này không có khả năng thay đổi nhận thức của mọi người về Facebook, xét về quá khứ vốn đã có nhiều vấn đề của ứng dụng. “Không có cái tên nào có thể khôi phục lại danh tiếng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các hành vi mà họ thể hiện cho đến nay.”

Ông Andrew Jarrell giải thích rằng để có thể tạo ra tác động mang ý nghĩa đến nhận thức của công chúng, thì thay vì việc đổi tên, Facebook nên đầu tư vào việc giải quyết các vấn đề về cấu trúc và mối quan tâm của công chúng. “Chỉ riêng việc xây dựng lại thương hiệu sẽ không khắc phục được những của Facebook. Công ty cần những thay đổi thực chất và bền vững trong các chính sách và thực tiễn của mình để phát triển một cách có ý nghĩa”.

Xem thêm

Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí?

Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí?

Những thông tin tràn ngập về COVID-19 trong thời gian qua đã khiến người dân Mỹ choáng ngợp. Nhưng, “ngập trong biển thông tin” cũng chính là thách thức đặc biệt khó khăn với các biên tập viên của những tờ báo nhỏ tại các địa phương của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…