Năm 2020, Huawei sẽ phải “học cách sinh tồn”

Dù vẫn giữ được mức doanh thu ổn định mặc cho các lệnh cấm của Mỹ và Google, Chủ tịch điều hành luân phiên của Huawei phải thừa nhận về khả năng sẽ gặp khó khăn trong năm 2020.
Năm 2020, Huawei sẽ phải “học cách sinh tồn”

Năm 2018 là cột mốc quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Huawei, khi công ty lần đầu tiên đạt mức 200 triệu điện thoại được bán ra thị trường toàn cầu.

Con số này giúp đưa “người khổng lồ công nghệ” của Trung Quốc vượt qua “quả táo” Hoa Kỳ để trở thành thương hiệu điện thoại thông minh có lượng sản phẩm bán ra đứng thứ 2 thế giới (xếp sau Samsung).

Năm 2019, mặc dù vướng phải “cơn ác mộng” danh sách đen thương mại với Hoa Kỳ, Huawei vẫn có thể bán được nhiều điện thoại hơn Apple, duy trì vị trí thứ 2 trên thế giới. 

Trong một bản ghi nhớ nội bộ dành cho nhân viên được chia sẻ với một số đơn vị truyền thông có chọn lọc, Chủ tịch điều hành Eric Xu tuyên bố Huawei đã bán được 240 triệu điện thoại vào năm 2019. Bên cạnh đó, Apple, theo các nhà phân tích, kết thúc năm với con số 185 - 190 triệu điện thoại được bán. Samsung vẫn chưa công bố số liệu, nhưng rất có thể vẫn ở vị trí dẫn đầu. 

Ông Eric Xu cũng công bố rằng tổng doanh thu 2019 của Huawei đạt mức 850 tỷ nhân dân tệ (tương đương 121 tỷ USD), tăng 18% so với 2018. 

Những con số này được đánh giá là khá bất ngờ, bởi các lệnh cấm từ phía Hoa Kỳ và Google đã như một đòn giáng mạnh vào công ty. Nhưng trong khi Huawei từ chối cung cấp các chi tiết về doanh số điện thoại trong năm 2019, chẳng hạn như có bao nhiêu điện thoại được bán bên ngoài Trung Quốc, thì ông Eric Xu cũng nói rằng mức doanh số kỷ lục này có thể là do những động lực được đầu năm 2019 mang đến trước khi công ty bị cấm sử dụng hệ điều hành Android của Google. Thậm chí, ông Eric Xu cũng đã thừa nhận, công ty sẽ khó có thể phát triển vào năm 2020 như 2019. 

“Năm 2020 sẽ là một năm rất khó khăn đối với chúng tôi,” chủ tịch điều hành Huawei Eric Xu viết trong ghi chú. 

Hơn nữa, ông Xu cũng cho rằng vấn đề liên quan đến danh sách thực thể của Hoa Kỳ có khó có thể sớm được giải quyết trong năm 2020. 

Năm 2020, Huawei sẽ phải “học cách sinh tồn” ảnh 1

Tuy nhiên, một tin vui cho Huawei là lệnh cấm sử dụng Android của Google không phải là một lệnh cấm toàn diện như nhiều người nghĩ ban đầu. Các nhà điều hành Huawei đã xác nhận rằng vì Android được xây dựng như một phần mềm nguồn mở, nên nó sẽ luôn miễn phí cho tất cả các đơn vị sử dụng, do đó, không có sự can thiệp nào của chính phủ có thể ngăn thiết bị Huawei chạy phiên bản Android nguồn mở. Điều bị cấm là việc sử dụng bộ dịch vụ được cấp phép của Google với tên gọi Dịch vụ Di động Google bao gồm có những ứng dụng phổ biến nhất như Google Maps, Youtube và Gmail. 

Và để giải quyết trở ngại này, Huawei sẽ phải phát triển một số ứng dụng trong khuôn khổ riêng - Dịch vụ Di động Huawei, để thay thế. Tất nhiên, Huawei khó lòng có thể xây dựng được một nền tảng có thể vượt qua “sự thống trị” của Youtube trên thế giới (bên ngoài Trung Quốc) nhưng về nền tảng email, Huawei cho biết tài khoản gmail có thể hoạt động tốt trong ứng dụng thư điện tử riêng của công ty. Bên cạnh đó, Huawei hiện đang đầu tư rất nhiều vào việc nuôi dưỡng một “hệ sinh thái” ứng dụng (application) của riêng minh để một ngày nào đó, người dùng quốc tế có thể nhận được tất cả các ứng dụng yêu thích của họ như Facebook, Instagram thông qua những “cửa hàng trực tuyến” riêng của Huawei. 

Dù vậy, sự áp chế của Hoa Kỳ đối với các hoạt động của Huawei sẽ chưa thể được giải quyết trong tương lai gần. Do vậy, rất dễ để nhận thấy những ẩn ý của ông Eric Xu về việc Huawei cần phải "chiến đấu để sinh tồn" trong năm 2020. 

Nguồn: Forbes

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...