Nga tuyên bố không chấp nhận giới hạn giá dầu, chuẩn bị đáp trả

Nga "sẽ không chấp nhận" một mức giới hạn giá dầu và đang phân tích cách phản ứng, Điện Kremlin cho biết trong các bình luận được đưa tin.
giới hạn giá dầu

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow đã có sự chuẩn bị trước thông báo giới hạn giá dầu của Nhóm G7, Liên minh châu Âu và Úc, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin.

"Chúng tôi sẽ không chấp nhận mức trần này", hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Dmitry Peskov. Ông nói thêm rằng Nga sẽ tiến hành phân tích nhanh về thỏa thuận và sẽ có phản hồi ngay sau đó. 

Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia thực hiện giới hạn giá - một lập trường được tái khẳng định bởi ông Mikhail Ulyanov, đại sứ của Moscow tại các tổ chức quốc tế tại Vienna, trong các bài đăng trên mạng xã hội. 

Ông nói: “Bắt đầu từ năm nay, châu Âu sẽ sống mà không có dầu của Nga.

Giới hạn giá trần mà các nước phương Tây đưa ra sẽ cho phép các nước ngoài EU tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, nhưng sẽ cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi dầu được bán với giá dưới 60 USD/thùng. Điều đó có thể làm phức tạp việc vận chuyển dầu thô của Nga có giá cao hơn mức trần, ngay cả đối với các quốc gia không tham gia thỏa thuận.

Dầu thô Urals của Nga được giao dịch ở mức khoảng 67 USD/thùng vào 2/12. 

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết mức trần này sẽ đặc biệt có lợi cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải chịu gánh nặng của giá lương thực và năng lượng cao. 

Trong các bình luận được đăng trên Telegram, Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ đã chỉ trích điều mà họ gọi là “động thái nguy hiểm” của phương Tây và cho biết Moscow sẽ tự tìm những người cần mua dầu của mình. “Những quyết như thế này rõ ràng ngày càng thúc đẩy sự không chắc chắn và áp đặt chi phí cao hơn cho người tiêu dùng nguyên liệu thô. Bất kể tình hình hiện tại, chúng tôi tin rằng vẫn sẽ có các nhu cầu đối với dầu của Nga.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...