Ngành công nghiệp ô tô nước Mỹ đang tìm kiếm một “kinh đô” mới

Liệu Detroit, nơi từng là trung tâm của ngành công nghiệp ô tô xứ cờ hoa có tiếp tục mất đi sức hút khi các nhà sản xuất ô tô trong nước và quốc tế khám phá những vùng đất mới giàu tiềm năng hơn?…

ftcms-f19d3092-c5cd-4523-b434-2ba868b377ca.jpg

Nhiều ý kiến cho rằng “cuộc chạy đua” vì tương lai ô tô nước Mỹ hiện đang diễn ra ở những nơi “không tưởng”, ví dụ như trang trại trồng bông ở thị trấn Florence nhỏ bé phía Nam Carolina, nơi mà hàng ngày những chiếc máy xúc vàng đỏ liên tục hoạt động hết công suất.

Vào tháng 12 năm ngoái, Envision AESC, một nhà sản xuất Nhật Bản, tuyên bố sẽ đầu tư 810 triệu USD để lắp ráp pin lithium-ion ở quận Florence, nơi từng là trung tâm nông nghiệp của bang. Pin sẽ được sử dụng trong nhà máy xe điện của BMW, cách Spartanburg 400km.

Gregg Robinson, người đứng đầu Hiệp hội Đối tác Phát triển Kinh tế của Quận Florence cho biết: “Chúng tôi đang khai thác các cánh đồng và biến chúng thành nơi sản xuất. Đây là một sự thay đổi mang tính thế hệ”.

Các dự án như dự án ở Florence xuất hiện rải rác ở phía đông nam nước Mỹ, khu vực đang nắm bắt cơ hội để trở thành điểm đến mà các nhà sản xuất ô tô và pin xe điện tìm kiếm khi họ kỳ vọng tạo dựng chỗ đứng trong thị trường xe điện đang phát triển nhanh chóng của Mỹ.

CUỘC CẠNH TRANH CỦA “KẺ MỚI, NGƯỜI CŨ”

Xu hướng “thoát ly” của ngành công nghiệp ô tô Mỹ ra khỏi ngôi nhà truyền thống của nó ở Detroit (thuộc Trung Tây) đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, với sự thúc đẩy từ các nhà sản xuất châu Âu và Nhật Bản.

Ngoài việc BMW lựa chọn Spartanburg, Mercedes đã mở nhà máy lớn nhất Bắc Mỹ ở Tuscaloosa (Alabama) và Toyota nhắm tới Georgetown (Kentucky).

Nhưng sự thay đổi này đã diễn ra nhanh chóng hơn trong những năm gần đây khi các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới - hay thậm chí cả một số đối thủ nhỏ hơn - đẩy mạnh xây dựng hệ thống phát triển và lắp rắp xe điện trên khắp Thâm Nam Hoa Kỳ (Deep South).

Các khoản tín dụng thuế khổng lồ và trợ cấp xanh trong Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đặc trưng của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giúp thúc đẩy xu hướng này.

Kể từ năm 2010, hơn 70 tỷ USD đã được đầu tư vào sản xuất xe điện và pin trong khu vực, so với 51 tỷ USD ở Trung Tây. Theo EV Jobs Hub, Michigan vẫn dẫn đầu với gần 24 tỷ USD, nhưng Georgia và Tennessee không kém là bao.

Screen Shot 2023-10-27 at 10.56.42 AM.png
Cuộc cạnh tranh giữa khu vực Trung Tây và đông nam nước Mỹ

Ông Christopher Chung, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh tế của Bắc Carolina, nơi Toyota đang xây dựng nhà máy sản xuất pin lớn nhất bên ngoài Nhật Bản, cho biết: “Mọi tiểu bang ở phía đông nam đều đang có tham vọng khẳng định mình là “thủ đô” xe điện của thế giới”.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều luồng ý kiến cho rằng những con số trên là chưa phản ánh chính xác thực tế. Các chuyên gia chỉ ra rằng các nhà máy mới ở phía đông nam mới ở giai đoạn thu hút sự chú ý và cần đầu tư nhiều hơn nữa vì phần lớn là các dự án “greenfield” (đất đai chưa phát triển). Trong khi đó, ở Michigan và phần lớn vùng công nghiệp Trung Tây, thì các nhà sản xuất ô tô có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có với số vốn đầu tư ít hơn.

Nick Nigro, người sáng lập công ty tư vấn Chính sách công Atlas nhấn mạnh: “Họ đang phải bắt đầu lại từ đầu ở vùng đông nam. Họ chọn xây dựng một nhà máy, thay vì nâng cấp lại nhà máy cũ”.

Ford là một trường hợp điển hình. Họ sẽ bắt đầu chế tạo chiếc F-150 Lightning cấu hình cao, phiên bản điện khí hóa của chiếc xe bán tải bán chạy nhất của mình, tại khu phức hợp Rouge ở Michigan.

Nhưng Ford không đơn độc trong số Big Three truyền thống. Stellantis, công ty mẹ của Chrysler, đã chọn Indiana làm nhà máy sản xuất pin mới trong liên doanh với Samsung SDI. Và General Motors có kế hoạch sản xuất xe bán tải chạy điện tại một nhà máy ở Michigan sau khi tân trang lại. Công ty cũng chọn vùng Trung Tây để đặt ba trong số bốn nhà máy sản xuất pin theo kế hoạch của mình.

Và, ngay cả khi sức hút của vùng đông nam ngày càng lớn, thì Trung Tây vẫn là nơi sinh sống của khoảng 44% trong số 1 triệu công nhân ô tô ở Mỹ. Phía đông nam chỉ có ghi nhận khoảng 28%.

Tuy nhiên, các nhà phân tích và quan chức tin rằng điều đó có thể sẽ sớm thay đổi - đặc biệt là sau cuộc đình công gay gắt của Công đoàn Công nhân United Auto kéo dài nhiều tuần qua.

ftcms-8a78084e-7c71-406b-9c25-c7d6e0025c54.jpg

Trong khi đó, các tiểu bang nghiêng về Đảng Cộng hòa ở phía đông nam có những quy định khiến người lao động khó thành lập công đoàn hơn.

Trên thực tế, Michigan đã thay đổi luật lao động cách đây một thập kỷ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng hòa để làm tiểu bang “ít thân thiện” với hệ thống công đoàn hơn, nhưng thống đốc đảng Dân chủ của bang đã hủy bỏ đạo luật này vào đầu năm nay.

Nhờ đó, UAW đã thành công trong việc gây áp lực buộc General Motors phải chấp nhận hợp nhất các nhà máy sản xuất pin của mình mà không yêu cầu bầu cử ở từng nhà máy.

Pat Wilson, ủy viên phát triển kinh tế của Georgia, nhận xét: “Việc xảy ra tình trạng đình công quy mô lớn như thế này tại Michigan chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho khu vực đông nam khi các công ty chịu áp lực cạnh tranh và không muốn chậm trễ trong tham vọng xe điện của mình”.

Theo Hội nghị Quốc gia của các Cơ quan Lập pháp Tiểu bang, 26 bang - chủ yếu ở miền Nam - đã ban hành luật về quyền làm việc, trong đó quy định rằng người lao động không cần phải đóng phí công đoàn ngay cả khi có người đại diện cho họ.

Theo EV Jobs Hub, các luật này được coi là thước đo mức độ thân thiện của một bang đối với người sử dụng lao động và 85% khoản đầu tư vào xe điện và pin cho đến nay đã chuyển sang các bang ban hành quyền làm việc.

Điều này đặt ra vấn đề cho chính quyền Tổng thống Biden, vốn đã nhiều lần tuyên bố rằng quá trình chuyển đổi xe điện sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm “trả lương cao cho công đoàn”. Trung tâm Việc làm EV ước tính rằng chỉ 1/5 số cơ sở sản xuất pin và xe điện đang hoạt động tại Mỹ được hợp nhất, mặc dù nhiều cơ sở vẫn chưa được xây dựng.

Ford-plus-scaled.jpg

ĐẠO LUẬT IRA VÀ NHIỀU ĐÃI NGỘ TỪ ĐỊA PHƯƠNG

Luật lao động không phải là lý do duy nhất để các nhà sản xuất ô tô “di cư” về phía Nam. Theo phân tích của Financial Times, kể từ khi IRA được thông qua vào năm ngoái, các nhà đầu tư nước ngoài đã chiếm tới 2/3 tổng đầu tư vào các dự án pin và xe điện quy mô lớn. Các công ty Hàn Quốc cam kết nhiều nhất, công bố gần 30 tỷ USD.

Dòng tiền này một phần là kết quả của khoản tín dụng thuế xe điện trị giá 7.500 USD của IRA, quy định rằng để đủ điều kiện nhận trợ cấp, xe phải được lắp ráp tại Mỹ và phần lớn pin có nguồn gốc ở Bắc Mỹ.

Nhưng các giám đốc điều hành cho biết chính sự ưu đãi và tiếp cận khéo của chính quyền tiểu bang mới yếu tố tiên quyết - bao gồm cả các khoản trợ cấp hào phóng mà chính quyền địa phương bổ sung thêm.

EV_INVESTMENT-MAIN_i.jpg

Trung Tây, cụ thể là Michigan đã đưa ra ưu đãi 1,7 tỷ USD cho Ford để xây dựng nhà máy sản xuất pin sử dụng công nghệ CATL của Trung Quốc.

JobsOhio - công ty thuộc chính quyền bang Ohio - cũng có đội ngũ nhân sự tại 8 quốc gia gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc, chuyên nghiên cứu và tìm kiếm các nhà đầu tư. Năm ngoái, Honda đã công bố chi 4,4 tỷ USD để trang bị lại các nhà máy ở Ohio cho sản xuất xe điện và xây dựng cơ sở sản xuất pin với công ty LG Energy Solution của Hàn Quốc.

Trong khi đó, bang Indiana chủ động cử phái đoàn của mình ra nước ngoài. Ann Lathrop, giám đốc chiến lược của Tập đoàn Phát triển Kinh tế Indiana, cho biết bà và Thống đốc Eric Holcomb gần đây đã đến thăm Nhật Bản để gặp gỡ các giám đốc điều hành của Subaru, Toyota và Honda, tất cả đều có cơ sở sản xuất tại bang này. “Phần lớn cuộc trò chuyện xoay quanh kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cả thị trường xe hybrid và xe điện”, bà Ann Lathrop cho biết.

Tất nhiên, các tiểu bang miền Nam cũng không muốn thua kém. Đây là một trong những nơi tích cực nhất trong việc đưa ra các khoản trợ cấp và ưu đãi hấp dẫn. Theo chia sẻ của ông Jan Spies, giám đốc sản xuất của Scout, khi Volkswagen đang cân nhắc địa điểm xây dựng nhà máy xe điện đầu tiên ở Mỹ dưới thương hiệu Scout Motors, hãng đã xem xét 74 địa điểm trên khắp đất nước, bao gồm cả vùng Trung Tây. Tuy nhiên, Nam Carolina đã có sẵn địa điểm, lực lượng lao động đang chờ và chủ động chào mời với ưu đãi trị giá 1,3 tỷ USD - khoản trợ cấp lớn nhất trong lịch sử bang. Những thành viên đứng đầu chính quyền cũng đã tổ chức một bữa tối ấp ám và thân mật để chào đón các giám đốc điều hành người Đức.

Screen Shot 2023-10-27 at 10.28.54 AM.png
Vùng đông nam của Mỹ vượt xa phần còn lại của đất nước về các cam kết sản xuất pin và xe điện

Tương tự, tiểu bang Georgia cũng cung cấp cho Hyundai ít nhất 1,8 tỷ USD ưu đãi, bao gồm tài trợ cho việc cải thiện đường xá và địa điểm, một trung tâm đào tạo chuyên dụng và đội ngũ liên lạc viên cấp bang để xử lý việc tuyển dụng và lập kế hoạch dự án.

Tuy nhiên, các bang miền Nam có những trở ngại riêng cần giải quyết - đặc biệt là lời đe dọa từ nhiều đảng viên Cộng hòa trong khu vực về việc bãi bỏ các khoản tín dụng thuế IRA.

Theo phân tích của Financial Times, hơn 3/4 dự án sản xuất năng lượng sạch được công bố kể từ khi IRA ban hành đều được lên kế hoạch cho các khu vực quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát.

David Verner, giám đốc chiến lược năng lượng tại Gresham Smith, một nhà tuyển chọn địa điểm đã từng làm việc cho nhiều cơ sở sản xuất pin như LG Energy Solution và các nhà máy Ultium Cells của General Motors, tiết lộ: “Sẽ thật ngây thơ nếu không cho rằng việc bãi bỏ là một khả năng ở Ohio và Tennessee. Công ty của tôi đã có kế hoạch dự phòng trong trường hợp các khoản tín dụng thuế biến mất”.

Những người khác hy vọng rằng, khi lợi ích kinh tế của các cơ sở mới trở nên rõ ràng hơn, các khoản trợ cấp đang được thúc đẩy sẽ thu hút được nhiều sự ủng hộ của lưỡng đảng hơn.

Neil Sitron, cố vấn chung cho Scout Motors của Volkswagen, nằm ở quận đã bỏ phiếu cho Tổng thống Joe Biden nhưng được đại diện bởi một nghị sĩ Đảng Cộng hòa và thống đốc Đảng Cộng hòa, khẳng định rằng công ty đang tìm kiếm một “cuộc hôn nhân hoàn hảo ở đó”.

Thái độ tương tự cũng được báo cáo ở các quận bảo thủ ở Trung Tây. Một dự án như nhà máy pin GM và Samsung ở New Carlisle, cách Chicago khoảng 130km về phía đông, sẽ tăng cơ sở thuế cho cộng đồng, mang lại việc làm và tăng cường sự thịnh vượng cho khu vực, ông Carl Baxmeyer, chủ tịch hội đồng ủy viên của Quận St Joseph, Indiana - một tiểu bang thuộc Đảng Cộng hòa đã hoan nghênh việc sản xuất xe điện, lưu ý với báo giới.

Ông Carl Baxmeyer nhấn mạnh: Một nhà máy xe điện ngay tại đây, ở quận St Joe, đang sở hữu rất nhiều tiêu chí mà mọi người muốn thấy về mặt đầu tư, số lượng việc làm, tác động đến môi trường. Xã hội của chúng ta đang dần rời xa động cơ đốt trong để hướng tới kỷ nguyên mới của xe điện và chắc chắc chúng ta đều hiểu được tại sao các cộng đồng ở Trung Tây, miền Nam và nhiều vùng khác của đất nước đều mong muốn trở thành một phần của nền kinh tế đang phát triển đó”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".