Người tiêu dùng phương Tây “méo mặt” vì giá bơ tăng cao

Giá bơ tại Châu Âu đang tăng vọt do tình trạng thiếu hụt sữa toàn cầu, gây áp lực lên túi tiền và làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng…

Người tiêu dùng phương Tây “méo mặt” vì giá bơ tăng cao

Trên toàn bộ 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU), giá bơ trung bình đã tăng 19% trong giai đoạn từ tháng 10/2023 đến tháng 10/2024. Cụ thể trong đó, mức tăng lớn nhất 49% được ghi nhận ở Slovakia, theo sau là 40% ở Đức và Cộng hoà Séc, tờ Euro News đưa tin.

Tại Đức, một khối bơ 250 gram hiện có giá dao động từ 2,40 đến 4 euro tùy thuộc vào thương hiệu và chất lượng.

Theo chuyên gia kinh tế Mariusz Dziwulski, nhà phân tích thị trường thực phẩm và nông nghiệp tại ngân hàng PKO Bank Polski ở Warsaw, nguyên nhân của sự gia tăng này là do tình trạng thiếu hụt sữa toàn cầu, bao gồm cả Mỹ và New Zealand, hai trong số những nhà xuất khẩu bơ lớn nhất thế giới.

Bơ châu Âu thường có hàm lượng chất béo cao hơn so với bơ bán ở Mỹ. Ngoài ra, bơ ở châu Âu được bán theo trọng lượng với các kích thước tiêu chuẩn, do đó các nhà sản xuất thực phẩm không thể giữ giá mà cắt giảm dung tích, điều thường được gọi là "thu nhỏ bao bì".

Tại Ba Lan, bơ quan trọng đến mức chính phủ nước này phải duy trì một kho dự trữ chiến lược riêng, tương tự như kho dự trữ khí đốt hay vaccine Covid-19. Vào đầu tuần qua, chính phủ Ba Lan tuyên bố sẽ tung ra khoảng 1.000 tấn bơ đông lạnh để ổn định giá cả. Theo cơ quan hỗ trợ nông nghiệp quốc gia, giá bơ tại nước này đã tăng 11,4% từ đầu tháng 11/2024 đến đầu tháng 12/2024 và tăng 49,2% kể từ đầu năm, lên tới 8,7 Euro/kg trong tuần kết thúc vào ngày 8/12.

screenshot-2024-09-12-at-092715-copy.jpg
Giá bơ tại Châu Âu tăng cao kỷ lục

"Mỗi tháng bơ lại trở nên đắt hơn", bà Danuta Osinska, 77 tuổi, chia sẻ với phóng viên khi đang mua sắm tại một chuỗi cửa hàng giảm giá ở Warsaw. Gia đình bà rất thích bơ nhưng vì lương hưu ít ỏi nên họ đành chuyển một phần sang dùng margarine.

Hiện tại, một số người tiêu dùng dùng Châu Âu quyết định địa điểm mua sắm dựa trên giá bơ, từ đó dẫn đến một “cuộc chiến” giá cả giữa các chuỗi siêu thị thực phẩm, bà Agnieszka Maliszewska, giám đốc Phòng Thương mại Sữa Ba Lan tiết lộ.

Nguyên nhân chính ở Ba Lan là tình trạng thiếu hụt chất béo sữa do các nông dân chăn nuôi bò sữa đóng cửa trang trại vì biên lợi nhuận thấp và công việc vất vả. Bà Maliszewska cùng một số chuyên gia khác cũng đề cập đến chi phí năng lượng tăng cao từ cuộc chiến Nga-Ukraine làm ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Một yếu tố khác là các đợt bùng phát bệnh lưỡi xanh, một căn bệnh virus lây truyền, tuy vô hại với con người nhưng có thể gây tử vong cho cừu, bò và dê.

Trong khi đó, thợ làm bánh Arnaud Delmontel tại Paris cho biết giá bơ đã tăng 25% kể từ tháng 9 đến nay. Một số đối thủ cạnh tranh của ông đang chuyển sang dùng margarine, nhưng ông Delmontel không có ý định làm theo.”Điều đó đi ngược lại hoàn toàn với bản chất của bánh croissant. Một chiếc bánh croissant phải được làm từ bơ”, ông Delmontel nhấn mạnh.

Trước đây trong lịch sử, tình trạng thiếu hụt bơ tại Pháp vào thế kỷ 19 đã dẫn đến sự ra đời của margarine, nhưng người Pháp vẫn là một trong những nơi tiêu thụ bơ nhiều nhất ở châu Âu, đặc biệt trong việc làm bánh và chế biến nước sốt.

Xem thêm

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…