Quỹ đầu tư Na Uy ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 164 tỷ USD

Quỹ đầu tư của Na Uy, một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới, đã công bố khoản lỗ kỷ lục 164,4 tỷ USD trong năm 2022.
Quỹ đầu tư Na Uy ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 164 tỷ USD

Khoản lỗ năm 2022 của Quỹ đầu tư Na Uy, lên tới 164,4 tỷ USD là hậu quả của việc cổ phiếu và trái phiếu bị ảnh hưởng bởi chiến sự Nga - Ukraine và lạm phát toàn cầu. Ghi nhận lần này cũng đánh dấu sự kết thúc của chuỗi tăng lợi nhuận kỷ lục 3 năm liên tiếp của quỹ kể từ 2019 đến 2021.

Trong năm 2022, một trong những khoản lỗ lớn nhất của quỹ trên thị trường chứng khoán đến từ cổ phần tại Amazon, đã giảm giá trị 5,6 tỷ USD, tiếp theo đó là khoản lỗ 5,2 tỷ USD từ Meta Platforms và 4,7 tỷ USD từ Tesla. 

Tuy nhiên, bất chấp khoản lỗ kỷ lục, giá trị tài sản của quỹ đã tăng tổng cộng 8,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, một phần do đồng tiền Na Uy suy yếu và dòng tiền vào lên tới 110 tỷ USD. 

Cụ thể, dòng tiền vào năm 2022 cao gần gấp ba lần kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2008 là 38,6 tỷ USD. 

Chủ yếu dòng tiền vào mà quỹ nhận được đến từ doanh thu của nhà nước Na Uy trong sản xuất dầu. Là nhà xuất khẩu dầu thô lớn và nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu, Na Uy đang được hưởng lợi từ giá năng lượng cao vì cuộc chiến Nga - Ukraine. 

quỹ đầu tư
Giá trị thị trường của Quỹ đầu tư Na Uy.

“Chúng ta phải rất ý thức về việc dòng vốn chảy vào quỹ được tác động bởi tình hình năng lượng ở châu Âu", ông Nicolai Tangen, Giám đốc điều hành Quỹ nói trong một cuộc họp báo và nhấn mạnh: "Khi giá dầu và khí đốt cao hơn, chính phủ Na Uy sẽ có nhiều doanh thu hơn, đồng nghĩa với việc dòng tiền sẽ đổ vào quỹ nhiều hơn".

Quỹ đầu tư Na Uy hiện nắm giữ cổ phần của khoảng 9.300 công ty trên toàn cầu, sở hữu 1,3% tổng số cổ phiếu niêm yết. Quỹ cũng đầu tư vào trái phiếu, bất động sản chưa niêm yết và các dự án năng lượng tái tạo.

Lợi tức đầu tư của quỹ vào năm 2022 ở mức âm 14,1% trong năm, cao hơn 0,88 điểm phần trăm so với lợi tức trên chỉ số chuẩn của quỹ.

Đưa ra dự báo của riêng mình, ông Nicolai Tangen cho biết lạm phát sẽ tiếp tục là một vấn đề đáng lo ngại. “Lạm phát vẫn là một yếu tố rủi ro. Nó gắn liền với những gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc thực sự can thiệp vào khía cạnh tiêu dùng vì nước này có thể đẩy giá cả trên toàn cầu lên rất nhiều. Và sau đó tất nhiên chúng ta vẫn còn những điểm nóng địa chính trị".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…