Sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, Air France đã được EU hậu thuẫn để vay 7,7 tỷ USD

Sau một thời gian chật vật tái cơ cấu và chịu những thiệt hại lớn do dịch Covid-19 gây ra, Air France sẽ được Ủy ban châu Âu (EC) cho phép "bơm tiền". Thông báo này được chính Chính phủ Pháp công bố vào hôm qua (4/4).
Sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, Air France đã được EU hậu thuẫn để vay 7,7 tỷ USD

Chính phủ Pháp đã đạt được một thỏa thuận với Ủy ban châu Âu (EC) cho phép "bơm" thêm tiền cho hãng hàng không Air France. Thỏa thuận trên đạt được sau nhiều tuần đàm phán cam go giữa Pháp với EC.

Qua các cuộc đàm phán, Chính phủ Pháp đã chứng minh được rằng tất cả các biện pháp tiềm năng khác nhằm đạt được tính thanh khoản trên thị trường đã được khai thác và tận dụng triệt để. Nếu không được hỗ trợ, Air France có thể đối mặt với nguy cơ phá sản do hoạt động kinh doanh sụt giảm mạnh và điều này có thể đe dọa nền kinh tế Pháp.

Gói cứu trợ này trị giá 7 tỷ euro (7,7 tỷ USD) bao gồm khoản vay 4 tỷ euro từ 6 ngân hàng, trong đó Chính phủ Pháp bảo lãnh 90%, cùng 3 tỷ euro vay trực tiếp nhà nước để giúp hãng hàng không quốc gia vượt qua khủng hoảng, đảm bảo việc làm cho nhân viên.

Đổi lại, Air France cam kết đảm bảo về lợi nhuận và cải thiện vấn đề về môi trường. Theo đó, Air France sẽ phải trình kế hoạch giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính và chuyển đổi đội máy bay sao cho ít gây ô nhiễm hơn.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng cho biết Air France sẽ phải từ bỏ một số vị trí đậu đỗ tại Orly, sân bay lớn thứ hai của Pháp, để đổi lấy sự đồng ý của Brussels.  

Theo Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?