Scandinavian Airlines thoát cảnh phá sản nhờ gói hỗ trợ 700 triệu USD

Hãng hàng không Scandinavia Airlines (SAS) đã ký một thỏa thuận với Apollo Global Management để huy động 700 triệu USD tài chính mới để vượt qua nguy cơ phá sản.
Scandinavian Airlines thoát cảnh phá sản nhờ gói hỗ trợ 700 triệu USD

Hãng hàng không đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 để giúp cắt giảm nợ sau khi cuộc đàm phán về lương giữa hãng và các phi công không đi đến kết quả, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đình công kéo dài 15 ngày làm gia tăng sự hỗn loạn trong du lịch trên khắp châu Âu.

Trong một tuyên bố, SAS cho biết họ dự kiến ​​sẽ hoàn thành quá trình tái cấu trúc Chương 11 trong 9 đến 12 tháng. Hãng hàng không ​​sẽ nhận được sự chấp thuận của tòa án cho khoản tài trợ 700 triệu USD vào cuối tháng 9. Giám đốc điều hành SAS Anko van der Werff cho biết cuộc đình công đã đẩy nhanh quyết định nộp đơn xin hỗ trợ tái cấu trúc Chương 11. 

Hãng cho biết cuộc đình công đã làm SAS mất đến 145 triệu USD, ảnh hưởng đến 380.000 hành khách trong mùa du lịch cao điểm và có thể gây nguy hiểm cho khả năng đảm bảo tài chính bổ sung của công ty. SAS đã buộc phải dừng khoảng 3.700 chuyến bay vì cuộc đình công, cho biết tuần trước số lượng hành khách của họ đã giảm 32% trong tháng 7 so với tháng 6 và công suất giảm 23%.

Các thành viên công đoàn phi công Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, những người đã bỏ phiếu thông qua thỏa thuận thương lượng tập thể đạt được với SAS vào tháng trước, nói rằng họ sẽ không tiếp tục đình công.

SAS, vốn đã thua lỗ trước đại dịch do sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các hãng hàng không giá rẻ, cho biết họ cần phải cắt giảm chi phí hơn nữa và huy động thêm vốn để tồn tại.

Trong khi chính phủ Thụy Điển từ chối lời kêu gọi thêm tiền mặt, Đan Mạch cho biết họ có thể bơm thêm tiền nếu SAS cũng tìm thấy sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư khu vực tư nhân.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...