Từ chiếc khuy xanh nho nhỏ…
Và cũng từ những sắc màu, hình khối hay tỷ lệ đã gắn bó hàng chục năm qua nghiệp vẽ, giới mộ điệu có cơ hội thưởng ngoạn một Thủy Design House rất riêng trong làng mốt Việt suốt một thập niên qua.
Cũng nhờ NTK Thủy Nguyễn mà tà áo dài "Cô Ba Sài Gòn" trở thành xu hướng thịnh hành. Cánh con gái lại mê mải với tà áo dài xưa của thập niên 50-60: Cổ cao, tà dài vừa chớm gót, là giao thoa của những mảng màu tương phản cùng đường cắt ghép dứt khoát theo phong cách pop-art
Và "bà trùm" đích thực của phục trang điện ảnh Việt
Cũng từ "Cô Ba Sài Gòn", ba yếu tố trụ cột tạo nên sức bền cũng như sức bật cho thương hiệu Thủy Nguyễn đã hội tụ đủ: Thời trang, Hội hoạ và Điện ảnh.
Tạo tiếng vang từ "Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể" và lừng lẫy với "Cô Ba Sài Gòn", cái tên Thủy Nguyễn tiếp tục được xướng lên cùng nhiều tác phẩm điện ảnh được đầu tư chỉn chu về thị giác như: Mẹ Chồng, Quỳnh Hoa Nhất Dạ, Kiều… Mỗi bộ phim là một thử thách, có khen có chê, nhưng tựu trung đều dẫn cái tên Thủy Nguyễn đến ngai vị một "bà trùm" của phục trang dân gian đương đại.
Hình ảnh Angela Phương Trinh trong bộ cánh lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ của NTK Thủy Nguyễn đã tạo được tiếng vang lớn trên trường quốc tế
10 năm là một chặng đường không dài cũng chẳng ngắn để người đàn bà Hà thành tạo nên sự quen thuộc cho những chiếc khuy xanh, không chỉ trong phạm vi nội địa mà còn mãnh liệt vươn mình ra biển lớn. Thậm chí, một thước đo thành công khác có thể kể đến chính là động thái "copy" các sáng tạo của cô từ những NTK nước bạn. Để trở thành chủ thể bị nhân bản, ắt Thủy Nguyễn đã nhuộm cho mình một bản sắc cực kỳ thú vị.
Sự vụ thiết kế của Thủy Nguyễn bị NTK nước bạn "copy" đến 90% cũng cho thấy sức hút của cô không chỉ bị giới hạn trong thị trường nội địa
Thập niên khép lại cũng là lúc Thủy Nguyễn dự tính những điều lớn lao hơn trong thời trang, điện ảnh và đôi khi là cả hội họa. Còn lớn lao ra sao, chắc chúng ta cùng chờ… sau dịch sẽ rõ.
Ảnh: Tổng hợp