Trung Quốc nỗ lực mở rộng diện tích đất canh tác để tự chủ lương thực

Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng mở rộng thêm 170.000 héc ta đất canh tác trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực khi lo ngại về gián đoạn nguồn cung toàn cầu ngày một tăng…

trung quốc.jpg

Chỉ riêng tại thành phố Thành Đô phía tây Trung Quốc, chính quyền địa phương đã tiếp quản hơn 6.700 héc ta đất như một phần của nỗ lực toàn quốc nhằm mở rộng diện tích canh tác trồng ngô và đậu tương nhằm tăng cường an ninh lương thực.

Kế hoạch đó đến nay vẫn chưa mang đến sản lượng lương thực cao hơn đáng kể, nhưng lại đẩy các doanh nghiệp địa phương như Star Shining in the Clouds vào thế khó. Nhà hàng lẩu nổi tiếng mới mở cửa vào hai năm trước đã phải giải thể vào tháng 4 năm nay. “Chúng tôi sẽ không mở nhà hàng ở đó nếu biết đất sẽ bị thu hồi nhanh như vậy”, một cựu nhân viên nhà hàng cho biết.

MỤC TIÊU GIẢM BỚT PHỤ THUỘC VÀO NHẬP KHẨU

Kể từ năm 2021 trên khắp Trung Quốc, các nhà chức trách đã thu hồi hơn 170.000 héc ta để chuyển thành đất canh tác khi Bắc Kinh muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu trong bối cảnh đại dịch và căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng như tác động của hiện tượng El Nino và lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng mới đây của Ấn Độ đã khiến nguồn cung bị ảnh hưởng và đẩy giá gạo và ngũ cốc lên mức cao mới.

Trong một bài phát biểu vào năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hối thúc chính quyền thực hiện các biện pháp cứng rắn để duy trì 120 triệu ha đất canh tác trên cả nước, một định mức mà Bắc Kinh cho là cần thiết để đảm bảo khả năng tự cung tự cấp.

“Trung Quốc phải có khả năng tự nuôi sống người dân của mình. Chúng ta sẽ rơi vào sự kiểm soát của người khác nếu chúng ta không thể giữ vững bát cơm của mình”, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh.

TQ.jpg
Chỉ khoảng 20% đậu nành của Trung Quốc là đến từ các nông trại địa phương

Quá trình đô thị hóa gia tăng và sự bùng nổ sản xuất ở Trung Quốc đã góp phần làm tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực trong những thập kỷ qua. Dữ liệu chính thức cho thấy, khoảng 3/4 lượng đậu nành mà Trung Quốc tiêu thụ đến từ Mỹ và Brazil. Trung Quốc cũng nhập khẩu 7% lượng ngô trong năm ngoái, tăng hơn nhiều so với mức dưới 1% một thập kỷ trước.

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, Trung Quốc đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là không thể mua bất kỳ loại thực phẩm nào từ nước ngoài, giáo sư kinh tế nông nghiệp Yu Xiaohua tại Đại học Göttingen nhận xét. “Chính quyền đang tin tưởng vào chiến lược khai hoang để cải thiện khả năng tự cung cấp của đất nước”, ông Yu nói thêm

Darin Friedrichs, giám đốc nghiên cứu thị trường của Sitonia Consulting, một công ty tư vấn nông nghiệp có trụ sở tại Thượng Hải, phân tích: “Thật khó để khiến đất khai hoang đột nhiên có năng suất trở lại. Bạn không thể chỉ gieo hạt rồi chờ thu hoạch. Bạn cần có nguồn cung hạt giống, phân bón, thiết bị và khi thu hoạch, phải có thương nhân thu mua trong khu vực, hay ít nhất là nơi để trữ nông sản chứ”.

trung quốc 2.jpg

THÁCH THỨC PHẢI ĐỐI MẶT

Trong các báo cáo chính thức của mình, Thành Đô đã đặt mục tiêu sản lượng hàng năm tăng thêm 96.000 tấn gạo, ngô và đậu tương cho năm 2026, tương đương với 4% sản lượng ngũ cốc của thành phố vào năm ngoái.

Nhưng các quan chức ở Thành Đô cho biết, rất khó để chiêu mộ được những người lao động trẻ tuổi, bởi những người này thường yêu thích công việc tại nhà máy với mức lương cao hơn.

Và thay vào đó, chính quyền đã phải tìm tới những người nông dân lớn tuổi, với nhiều người trong số họ đến từ các quận lân cận.

Trên cánh đồng trồng đậu tương gần đường Zuixiang của Thành Đô, một nông dân 65 tuổi họ Li cho biết cứ hai lần một tháng, ông phải bắt xe bus hơn một tiếng từ quê tới đây. Với mức lương hàng ngày chỉ vào khoảng 120 nhân dân tệ (~16 USD), ông Li hoàn toàn không có ý định cam kết lâu dài với công việc.

“Tôi sẽ ra đồng mỗi ngày để đảm bảo cây trồng phát triển tốt nếu đây là trang trại của tôi. Nay tôi chỉ đến đây khi sếp yêu cầu, còn sản lượng bao nhiêu thì tôi không quan tâm”, ông Li thật thà chia sẻ.

Trong hơn một chục cánh đồng ngũ cốc được khai hoang mà Financial Times đã đến thăm ở ngoại ô Thành Đô, cây trồng chỉ được trồng rải rác trong khi cỏ dại thì mọc khắp nơi.

“Chúng tôi thu hồi lại những mảnh đất này để đưa ra tín hiệu rằng chúng tôi quan tâm đến an ninh lương thực. Đầu ra không phải là một ưu tiên”, một quan chức giấu tên của Thành Đô cho biết.

Một điều trớ trêu trong trường hợp của Thành Đô là vào năm 2017, thành phố này đã chuyển đổi đất nông nghiệp thành công viên, một dự án trị giá 4,7 tỷ USD giúp tạo ra một địa điểm du lịch để thu hút các doanh nghiệp như Star Shining.

Vào đầu năm nay ở khu phố Wutong Xinyuan, các chủ hộ đã lên tiếng phản đối kế hoạch trồng ngô của chính phủ trong một khu đất lân cận từng được quy hoạch cho trung tâm mua sắm.

Ông Wang, một cư dân của Wutong Xinyuan, cho biết: “Lợi ích của một trung tâm mua sắm lớn hơn nhiều so với sản lượng vài trăm kg ngô vốn chẳng giúp ích gì nhiều trong việc đạt được khả năng tự cung tự cấp lương thực”.

Trong khi các chủ doanh nghiệp, bao gồm cả Star Shining in the Clouds, đã nhận được một số tiền bồi thường, nhưng theo họ số tiền này là chưa hề thoả đáng. Nhiều người khác tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của kế hoạch quay lại với mô hình nông nghiệp nhỏ lẻ.

Một cựu nhân viên của Star Shining cho biết: “Chúng tôi bị thiệt hại lớn khi chính quyền thu hồi đất, nhưng nỗ lực nông nghiệp từ đó chỉ tạo ra có một lượng nhỏ lương thực".

Trước những phàn nàn của người dân tại Thành Đô, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ban hành chỉ thị nghiêm cấm các chính quyền địa phương áp dụng biện pháp rập khuôn trong thu hồi đất.

“Thay vì ra quyết định thu hồi đất diện rộng, các địa phương nên tìm giải pháp tăng năng suất mùa màng trên diện tích canh tác đang có”, ông Dang Guoying, cựu chuyên viên Viện Phát triển Nông thôn thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...