Các thương hiệu ôtô quốc tế mất dần chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô quốc tế phải vật lộn trong một trận chiến sinh tồn tại thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, khi các đối thủ địa phương ở Trung Quốc đang dần vượt xa họ…

Các thương hiệu ôtô quốc tế mất dần chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc

Doanh số bán hàng của General Motors (GM) tại Trung Quốc, bao gồm cả doanh số của các liên doanh mà hãng duy trì ở nước này, đã giảm từ mức cao kỷ lục 4 triệu xe trong năm 2017 xuống còn 2,1 triệu vào năm 2023. Đây là lần đầu tiên doanh số bán xe Mỹ giảm xuống dưới mốc 2,59 triệu xe kể từ năm 2009.

Thu nhập vốn chủ sở hữu từ Trung Quốc – thước đo của GM về số tiền họ kiếm được ở thị trường lớn thứ hai – đã giảm 34% trong năm xuống còn 446 triệu USD, bao gồm cả mức giảm 54% trong quý 4/2023 so với cùng kỳ năm trước đó.

Ông Michael Dunne của Dunne Insights, người đã nghiên cứu thị trường ở Trung Quốc và các nước châu Á khác trong gần 30 năm, cho biết: “Tôi không muốn tỏ ra quá tiêu cực. Nhưng thực tế mà nói, trong vòng 5 năm tới, Ford, GM, Huyndai, Kia, Nissan có nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường Trung Quốc. Đơn giản là vì họ không còn có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu nội địa”.

Trong nhiều thập kỷ trước, các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đều đã phải thành lập liên doanh với các công ty địa phương để tạo dựng chỗ đứng tại Trung Quốc. Bắc Kinh hy vọng rằng chiến lược này sẽ biến các công ty địa phương hoạt động kém hiệu quả trở thành những người dẫn đầu ngành.

Tuy nhiên, những chính sách này chưa mang về các kết quả khả quan về mặt kinh doanh trong nước và xuất khẩu cho các công ty Trung Quốc khi mà cả những người tiêu dùng yêu nước nhất cũng vẫn thích mua ô tô do Nissan, General Motors và Volkswagen sản xuất. Vào giai đoạn năm 2000, công ty Đức đã chiếm hơn 50% thị phần ở Trung Quốc.

Nhưng giờ đây, khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các yêu cầu liên doanh quốc tế, thì nhiều đối thủ cạnh tranh địa phương cũng đang tăng tốc. Điểm thuận lợi là các công ty Trung Quốc đã học hỏi được rất nhiều từ các nhà sản xuất ô tô nước ngoài trong thời gian hoạt động liên doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng nhận được vô số khoản đầu tư và trợ cấp của chính phủ để có thể nghiên cứu, tiến bộ về mặt công nghệ và phần mềm.

Chưa dừng lại ở đó, những tên tuổi thành công của quốc gia tỷ dân cũng tìm cách mua lại một số thương hiệu nước ngoài đang gặp khó khăn, ví dụ như MG và Lotus của Anh hay như Volvo của Thụy Điển.

Ngay cả những doanh nghiệp ô tô được thành lập và có trụ sở ở Trung Quốc như BYD cũng chứng kiến sự gia tăng đầu tư từ bên ngoài, điển hình như khoản rót vốn lớn của Berkshire Hathaway.

Vào năm 2021, các nhà sản xuất ô tô nước ngoài chứng kiến ​​thị phần tổng hợp của họ trên thị trường ô tô Trung Quốc giảm xuống còn 45,6% và thị phần của Volkswagen giảm xuống 15,5% trong nửa đầu năm 2022.

Để nói sâu hơn về vấn đề này, có hai yếu tố đang thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Nguồn nhân lực kỹ thuật trong nước ngày càng lớn mạnh đã đẩy mạnh sự phát triển của các nhà sản xuất xe tư nhân như BYD, Geely (sở hữu Volvo) và Great Wall Motor. Trung Quốc hiện có một nhóm các nhà sản xuất xe du lịch tầm trung với năng lực và lượng vốn có thể thu hút các nhà thiết kế nước ngoài rời khỏi BMW.

Yếu tố thứ hai là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm vượt phương Tây trong lĩnh vực sản xuất xe điện. Năm 2021, 3,3 triệu ô tô hybrid và xe chạy bằng pin đã được đăng ký tại Trung Quốc, chiếm 16% tổng doanh số toàn cầu. Trong khi đó, người tiêu dùng châu Âu mua ít hơn 1,1 triệu xe điện.

Các chuyên gia tư vấn của McKinsey nói rằng các công ty Trung Quốc có thể sản xuất thân xe an toàn nhẹ hơn so với những sản phẩm của đối thủ quốc tế. Doanh nghiệp Trung Quốc cũng có quyền tiếp cận địa phương với kiến thức chuyên môn về pin tiên tiến từ các công ty hàng đầu thế giới như Amperex Technology, có trị giá 194 tỷ USD.

Khả năng cạnh tranh ngày càng lớn của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng có tác động vượt ra ngoài biên giới, khi họ tiếp tục tái đầu tư lợi nhuận để cạnh tranh với các “gã khổng lồ” phương Tây ở các thị trường khác. Không chỉ ở châu Á, mà ngay cả nhiều đường phố phương Tây cũng chứng kiến sự xuất hiện của nhiều ô tô Trung Quốc hơn trước.

Mặt khác, thị trường tiêu dùng Trung Quốc cũng đã thay đổi và được nâng cấp đáng kể trong thập kỷ qua. Khái niệm một chiếc ô tô có tích hợp công năng của cả điện thoại di động hay máy tính xách tay đã trở thành hiện thực ở nước này. Ngay cả những tên tuổi công nghệ trong lĩnh vực khác như Xiaomi và Huawei cũng đang tích cực tham gia vào lĩnh vực xe điện.

Xem thêm

Xe điện bị lôi vào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Xe điện bị lôi vào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Theo các nguồn tin nội bộ từ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, mức thuế đối với xe điện Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ 25% lên khoảng 100%, đồng thời lĩnh vực pin và tấm pin mặt trời từ Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…