CEO Uber - Ursula Burns: “Thuộc top 1% người giàu, vẫn luôn lo lắng khi cảnh sát lại gần”

Ursula Burns, thành viên hội đồng quản trị Uber, CEO da màu đầu tiên của công ty thuộc top Fortune 500, kêu gọi các DN nên mở rộng và đa dạng hoá bộ máy quản trị.
CEO Uber - Ursula Burns: “Thuộc top 1% người giàu, vẫn luôn lo lắng khi cảnh sát lại gần”

Tham dự chương trình “Closing Bell” của đài CNBC, thành viên hội động quản trị Uber, bà Ursula Burns đã có lời chia sẻ về nạn phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Bà cho biết, mặc dù đã bước được lên những nấc thang của sự nghiệp nhưng những nhiều CEO da màu như bà vẫn thường xuyên cảm thấy lo lắng về cuộc sống xung quanh mình và gia đình. 

“Tôi là một phần của nhóm 1%, nhưng tôi vẫn luôn thấy lo lắng khi cảnh sát tiến lại gần”, bà Burns cho biết. Tiết lộ của bà Burns đã nhắc tới vấn nạn phân biệt chủng tộc và sự cực đoan của một số bộ phận cảnh sát đối với người da màu. 

*Nhóm 1%: Nhóm những người giàu có thuộc top 1% tại Hoa Kỳ 

Trong thời gian vừa qua, sau sự việc thương tâm của George Floyd - người đàn ông da màu đã qua đời khi bị cảnh sát áp chế đã thổi bùng lên ngọn lửa phẫn nộ của người dân trên khắp thế giới, dẫn đến hàng trăm nghìn vụ biểu tình và bạo lực diễn ra tại Hoa Kỳ và châu Âu. 

Bên cạnh đó, bà Burns cũng kêu gọi các DN đa dạng hoá bộ máy quản trị của mình để tháo gỡ sự mất cân bằng chủng tộc tại Hoa Kỳ. “Trước khi nhìn vào một công ty, hãy xem qua hội đồng quản trị của họ. Hầu hết các hội đồng thường không có hoặc chỉ 1,2 người da màu. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải thực sự bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc hơn việc đa dạng hoá bộ máy, đảm bảo rằng các công ty đều có đủ mọi sự hiện diện, có đủ mọi tiếng nói khách quan.” 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Ông Khúc Ngọc Anh, Giám đốc công ty VietnamPedia

Bizcom và hành trình “bình dân hóa” công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ

Vừa được trao giải Sao Khuê 2025 cho hạng mục Giải pháp sản xuất sắc dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Bizcom đang cho thấy tham vọng “bình dân hóa” công nghệ số, giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận các công nghệ vốn dành riêng cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn...