Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu lên tòa án liên bang Washington (Mỹ) với cáo buộc đánh cắp thiết kế, vi phạm sở hữu trí tuệ, lừa đảo người tiêu dùng và xây dựng mô hình kinh doanh phi đạo đức từ hàng giả, hàng nhái.

Trớ trêu thay, chính Shein cũng đang phải đối mặt với những cáo buộc tương tự từ nhiều thương hiệu và nghệ sĩ độc lập khác, bao gồm Levi Strauss và H&M.

Trong đơn kiện của mình, Shein tố cáo Temu khuyến khích các nhà bán hàng của mình đánh cắp thiết kế của thương hiệu khác và sau đó ngăn cản họ gỡ bỏ sản phẩm khỏi nền tảng ngay cả khi đã thừa nhận vi phạm.

"Temu lôi kéo người tiêu dùng Mỹ bằng những lời hứa về giá cả cực thấp. Nhưng Temu không kiếm lợi nhuận từ việc bán những sản phẩm này vì chúng được định giá thấp đến mức Temu phải trợ cấp cho mỗi giao dịch và chịu lỗ trong từng giao dịch. Chỉ bằng cách khuyến khích các nhà bán hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và bán hàng giả hoặc hàng kém chất lượng, Temu mới có thể hy vọng giảm thiểu những tổn thất khổng lồ mà họ đang gánh chịu”, đơn kiện của Shein giải trình.

Shein và Temu là hai nhà bán lẻ trực tuyến từng gây chấn động ngành công nghiệp bán lẻ toàn cầu với hàng loạt sản phẩm giá rẻ và khả năng đáp ứng xu hướng nhanh hơn nhiều so với các đơn vị bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, cả hai cũng chịu hàng loạt chỉ trích liên quan đến các vấn đề lao động, mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc và việc copy thiết kế của các thương hiệu khác.

Giữa “cuộc chiến” tranh giành thị phần, Shein và Temu đã liên tục đưa nhau ra toà với loạt cáo buộc đầy tai tiếng. Năm ngoái, Temu kiện Shein về bản quyền và cáo buộc Shein sử dụng “cách thức mafia” để doạ nạt các nhà cung cấp và bắt họ phải ký thoả thuận độc quyền.

Trong khi đó, ở đơn kiện mới nhất, Shein chỉ trích Temu vi phạm luật pháp trắng trợn. Công ty tiết lộ có ít nhất một nhân viên của Temu đã đánh cắp bí mật thương mại quý giá, bao gồm thông tin về các sản phẩm bán chạy nhất của Shein và dữ liệu nội bộ nhằm giúp Temu tìm kiếm lợi thế cạnh tranh. "Với các thông tin bị đánh cắp này, Temu đã chỉ đạo các nhà bán hàng của mình sao chép những sản phẩm bán chạy nhất của Shein và bán các phiên bản nhái trên trang web và ứng dụng di động của họ”, đơn kiện nêu rõ.

Công ty thậm chí còn cho rằng Temu bắt chước cách quảng cáo, giả mạo là Shein trên mạng xã hội X để đánh lạc hướng khách hàng, lừa họ rời khỏi nền tảng Shein để sang nền tảng Temu. Đơn kiện đã đính kèm ảnh chụp một quảng cáo Google do Temu tài trợ, trong đó tiêu đề hiển thị tên Shein nhưng link đích lại dẫn về Temu.

Shein khẳng định, để lừa dối người tiêu dùng, Temu đã trả tiền cho những KOL có ảnh hưởng trên mạng xã hội để tuyên bố sai sự thật rằng sản phẩm của Temu, thường là hàng nhái Shein, rẻ hơn và chất lượng cao hơn so với hàng Shein chính hãng.

Cuối cùng, Shein nhấn mạnh rằng Temu đã nỗ lực hết sức để bắt chước Shein, bao gồm cả việc thu hút nhân lực, nhân viên và nhà cung cấp.

Đơn kiện dài 80 trang của Shein bao gồm hàng chục ví dụ về quần áo và thiết kế được cho là Temu sao chép của Shein.

Kết luận, Shein đề nghị toàn án ra phán quyết công bằng và ban hành lệnh cấm Temu sử dụng thông tin mật của Shein cùng nhiều yêu cầu khác.

Temu không tức trả lời các yêu cầu bình luận của CNBC.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…