Mỹ: Giá thực phẩm tăng "chưa từng thấy" trong năm 2022

Giá thực phẩm tại Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây đã chứng kiến mức nhảy vọt chưa từng có trong năm 2022.
giá thực phẩm

Theo dữ liệu được công bố bởi Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá thực phẩm và hàng tạp hóa vẫn ở mức cao (gần gấp đôi tỷ lệ lạm phát chung) vào khoảng 11,8% so với năm trước. Nguyên nhân được nhắc đến bao gồm chiến sự Nga - Ukraine, dịch bệnh, thời tiết và một loạt các yếu tố khác. 

Nhà phân tích thực phẩm tiêu dùng cấp cao của Rabobank Tom Bailey, cho biết: “Mặc dù Hoa Kỳ đang thấy áp lực lạm phát giảm bớt, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn về chi phí trước mắt. Chi phí phân bón đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức rất cao. Chi phí năng lượng cũng vậy. Bên cạnh đó, chi phí lao động vẫn là một vấn đề nhức nhối — và danh sách này vẫn còn dài.”

Thời tiết và dịch bệnh cũng đang ảnh hưởng nặng nề đến giá của một số sản phẩm – và không gì “chịu khổ” hơn giá trứng: Giá trứng gà đã tăng 59,9% so với năm 2021, một tỷ lệ chưa từng thấy kể từ năm 1973. Từ đầu năm ngoái, một loại dịch cúm gia cầm nguy hiểm đã bùng phát trong các nông trại, đặc biệt là ở gà tây và gà đẻ trứng; cùng với đó là chi phí đầu vào như thức ăn chăn nuôi cũng tăng cao. 

Kết quả là, những người dân Mỹ đang phải trả tới 6 hay 7 USD (165 nghìn đồng) cho một hộp trứng 12 quả. 

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng mới nhất cho thấy những đợt tăng giá đó - nói chung - đang có chiều hướng tăng với tốc độ chậm lại. Trong tháng 12, giá “thực phẩm tại nhà” chỉ tăng 0,2% so với tháng trước. Đó là mức tăng hàng tháng nhỏ nhất kể từ tháng 3/2021.

Nhà phân tích Tom Bailey cho biết những kỳ vọng về việc tăng giá thực phẩm sẽ tiếp tục ở mức vừa phải. “Tôi nghĩ rằng trong 12 tháng tới, chúng ta sẽ thấy sự cải thiện về nguồn cung. Rồi sau đó chúng ta sẽ bắt đầu thấy giá cả được điều chỉnh và đến cuối năm 2024 có thể là sự giảm phát trong thực phẩm”. 

Mức tăng của một số nhóm thực phẩm thiết yếu tại Mỹ trong năm 2022:

Trứng: +59,9% 

Bơ và bơ thực vật: +35,3% 

Xà lách: +24,9%

Bột và hỗn hợp bột đã chế biến: +23,4%

Bánh mì: +15,9%

Ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc: +15,6%

Cà phê: +14,3%

Sữa: +12,5%

Gà: +10,9%

Thức ăn trẻ em: +10,7%

Trái cây tươi: +3,4%

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...