Mỹ và các đồng minh phương Tây kỳ vọng Trung Quốc sẽ cứu vãn thỏa thuận ngũ cốc

Các đồng minh phương Tây đang tìm đến Trung Quốc để giúp giải quyết hậu quả từ việc Nga rút khỏi một thỏa thuận quan trọng do Liên hiệp quốc hậu thuẫn…

Trên thực tế, Trung Quốc vốn là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Trên thực tế, Trung Quốc vốn là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen

Mỹ và các đồng minh phương Tây đang tìm đến Trung Quốc để giúp giải quyết “hiệu ứng domino” sau khi Nga rút khỏi thoả thuận Biển Đen - một thỏa thuận nông nghiệp quan trọng được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.

Trung Quốc, một trong những đồng minh chiến lược thân thiết nhất của Nga và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vốn là nhà nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng đầu của Ukraine theo thỏa thuận mang tính bước ngoặt “Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen”. Tuy nhiên, sau gần một năm có hiệu lực, Nga đã từ bỏ hiệp ước vào tháng trước với lý do rằng thỏa thuận này chỉ mang lại lợi ích cho Ukraine.

Về bản chất, thỏa thuận Biển Đen đã nới lỏng lệnh phong tỏa của hải quân Nga ở Biển Đen và thiết lập một hành lang nhân đạo trên biển cho phép hơn 1.000 tàu chở gần 33 triệu tấn lúa mì, lúa mạch, ngô và bột hướng dương của Ukraine đi qua.

Kể từ khi bắt đầu vào tháng 7/2022 sau gần sáu tháng đám phán, các cảng biển của Trung Quốc đã đón 8 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, trích dẫn dữ liệu Liên Hiệp Quốc cung cấp.

“Trung Quốc là nước mua ngũ cốc lớn nhất của Ukraine và do đó, với sự sụp đổ của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, áp lực cho Bắc Kinh sẽ rất lớn về mặt lạm phát giá lương thực”, ông David Riedel, nhà sáng lập công ty nghiên cứu Riedel Research Group, cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNBC.

“Trung Quốc có thể đã dự trữ trước một chút trước khi thỏa thuận bị phá vỡ nhưng đó chỉ là kho dự trữ cho vài tuần chứ không phải cho nhiều tháng. Tôi thực sự quan ngại về lạm phát giá lương thực ở Trung Quốc trong thời gian tới”, ông Riedel nói thêm.

Về phía Trung Quốc, đại diện thường trực tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun lưu ý rằng thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen có tác động tích cực đến việc duy trì an ninh lương thực toàn cầu và kêu gọi các nước sớm nối lại quá trình xuất khẩu nông sản của Ukraine cũng như các sản phẩm phân bón của Nga.

“Trung Quốc hy vọng rằng tất cả các bên liên quan sẽ tăng cường đối thoại, tham vấn và gặp nhau ở một điểm chung”, ông Zhang phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì.

Chia sẻ trước cơ quan quốc tế, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết: “Kể từ khi Nga rút khỏi thỏa thuận vào ngày 17/7 và phớt lờ đi lời kêu gọi của thế giới, giá ngũ cốc đã tăng hơn 8% trên toàn cầu”.

Cũng tại cuộc họp, ông Blinken đã lên tiếng chỉ trích việc Nga rút lui khỏi thỏa thuận và tuyên bố sẽ hợp tác với các đồng minh để tìm cách giảm thiểu cuộc khủng hoảng lương thực đang gia tăng nhanh chóng mà nguyên do chính là bởi sự sụp đổ của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…