Nguồn cung nội địa giảm mạnh, Mỹ hạn chế xuất khẩu thịt bò

Kể từ đầu năm đến nay, Mỹ đã thắt chặt số lượng xuất khẩu thịt bò đồng thời đẩy mạnh nhập khẩu khi nguồn cung quốc gia chạm mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ…

Một cơ sở chế biến của Tyson Food
Một cơ sở chế biến của Tyson Food

Sau nhiều năm hạn hán khiến diện tích đất đồng cỏ dùng cho chăn thả bị thu hẹp, số lượng gia súc tại Mỹ đã giảm mạnh và từ đó đẩy giá thịt bò tăng vọt.

Mức giá này đã khiến nhiều công ty địa phương buộc phải mua thịt bò có giá phải chăng hơn từ nước ngoài và khiến các quốc gia nhập khẩu bò Mỹ lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ai Cập thấy e ngại.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán rằng Mỹ sẽ tụt khỏi vị trí nước xuất khẩu thịt bò và thịt bê lớn thứ tư thế giới trong năm nay, giảm từ vị trí thứ hai vào năm 2022.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy, xuất khẩu thịt bò của Mỹ có khả năng giảm tới 14% (tương đương 1,4 triệu tấn) trong năm nay xuống còn 3 tỷ bảng Anh, mức thấp nhất kể từ đại dịch Covid-19 năm 2020.

Vào năm 2024, sản lượng của Mỹ có thể còn giảm sâu hơn nữa do nguồn cung gia súc thắt chặt, với xuất khẩu được dự báo sẽ đạt mức thấp nhất trong 8 năm là 2,8 tỷ bảng Anh.

Pete Bonds, một nhà sản xuất gia súc có trụ sở tại Texas (Mỹ) chia sẻ với Reuters: “Các nhà xuất khẩu thịt bò lớn của Mỹ như Tyson, Cargill và JBS đều sẽ đối mặt với "vấn đề kép”, đó là giá cao hơn và sức mạnh của đồng USD khiến sản phẩm của Mỹ kém hấp dẫn trong mắt các đối tác nước ngoài”.

Cụ thể hơn, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng nhu cầu giảm bớt và chi phí chăn nuôi cao sẽ dẫn đến lợi nhuận âm (-1,1%) cho hoạt động kinh doanh thịt bò của Tyson trong năm nay. Để so sánh với cùng kỳ năm trước, tỷ suất lợi nhuận của công ty là +8%.

Giám đốc điều hành Tyson Donnie King hồi tháng 8 đã cảnh báo về việc lượng chăn nuôi gia súc thấp đang dẫn đến nhiều thách thức cho khả năng xuất khẩu. Số lượng bò mổ thịt vào tháng 1 đầu năm nay là mức nhỏ nhất kể từ 1962.

Tyson đã và đang cắt giảm nhân viên khi mà không chỉ thịt bò mà các đơn vị khác như thịt gà và thịt lợn cũng đang gặp khó khăn. Công ty mới đây đã thông báo đóng cửa hai nhà máy ở Florida và Nam Carolina, nơi có hàng trăm công nhân giết mổ và đóng gói thịt.

Đến nay, nhiều doanh nghiệp Mỹ chọn cách nhập khẩu thịt bò nạc của Australia và New Zealand để trộn với nguồn cung thịt hạn chế ở Mỹ cho các món bánh mì kẹp thịt (hamburger).

Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, tổng lượng thịt bò khẩu đến Mỹ từ tháng 1 đến tháng 9 đã tăng khoảng 6% so với một năm trước đó, trong đó riêng lô hàng từ Australia tăng đến 49%.

USDA đã nâng dự báo về nhập khẩu thịt bò vào năm 2023 và 2024 trong báo cáo hàng tháng. Đại sứ quán Mỹ tại Paraguay cũng cho biết vào tháng tới Mỹ sẽ bắt đầu nhập khẩu trở lại thịt bò Paraguay sau một phần tư thế kỷ.

Giám đốc Kelyn McCullock của Trung tâm Thông tin Tiếp thị Chăn nuôi - đơn vị phân tích ngành chăn nuôi Mỹ - dự đoán nhập khẩu thịt bò của Mỹ sẽ đạt kỷ lục 3,7 tỷ bảng vào năm 2023, vượt mức cao trước đó là 3,4 tỷ bảng vào năm 2015. Bà Kelyn McCullock tin rằng nhập khẩu năm 2024 sẽ tăng lên 4,2 tỷ bảng Anh, một mức kỷ lục mới.

Về nguồn cung trong nước, các chủ trang trại ở Mỹ vẫn chưa bắt đầu xây dựng lại đàn gia súc, với hơn một nửa số gia súc của nước này vẫn ở những khu vực khô hạn bất thường. Số lượng bò cái tơ tại các trang trại chăn nuôi ở Mỹ tính đến ngày 1/10 đã tăng 1,3% so với một năm trước đó - điều này báo hiệu rằng các nhà sản xuất đang vỗ béo để giết mổ thay vì giữ chúng ở trang trại để sinh sản.

Các nhà sản xuất và phân tích cho biết quá trình tái thiết có thể sẽ diễn ra chậm, hạn chế xuất khẩu.

Derrell Peel, nhà kinh tế nông nghiệp của Đại học bang Oklahoma cho biết: “Số lượng gia súc đang ngày càng eo hẹp”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…