Singapore nỗ lực tăng gấp 3 lực lượng lao động cho ngành AI

Singapore có kế hoạch tăng gấp ba số lượng chuyên gia về AI, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư về máy học, trong chiến lược thúc đẩy tham vọng trí tuệ nhân tạo của quốc gia…

Singapore là trung tâm công nghệ hàng đầu Đông Nam Á
Singapore là trung tâm công nghệ hàng đầu Đông Nam Á

Trong vòng 3 đến 5 năm tới, Singapore đặt mục tiêu tăng gấp ba lần lực lượng lao động cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) của quốc gia lên 15.000 người và thành lập một địa điểm mang tính biểu tượng để kết nối và nuôi dưỡng cộng đồng AI của đất nước, Phó thủ tướng Lawrence Wong cho biết.

Để phát triển nguồn nhân tài, Chương trình Thực tập AI (AI Apprenticeship Programme), với 300 sinh viên đã tốt nghiệp vào tháng 9 vừa qua, sẽ được thiết kế lại và mở rộng quy mô. Đồng thời, chính phủ Singapore cũng sẽ phát triển thêm các chương trình đào tạo AI có mục tiêu nhằm nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động sẵn có, sử dụng Bản đồ chuyển đổi ngành và Bản đồ chuyển đổi việc làm.

Đồng thời, Singapore cũng tiếp tục chào đón những tài năng AI toàn cầu. Một nhóm chuyên trách sẽ được thành lập để xác định và thu hút những người sáng tạo AI đẳng cấp thế giới và gắn kết họ với hệ sinh thái địa phương.

Đây cũng là một phần của Chiến lược AI quốc gia (NAIS) 2.0 cập nhật của Singapore, được chính phủ đưa ra vào tối ngày 4/12.

Chiến lược NAIS 2.0 thể hiện sự chuyển đổi sang cách tiếp cận sâu vào hệ thống, từ AI như một cơ hội “tốt để có” sang một điều cần thiết “phải có”, đồng thời phát triển tham vọng của Singapore để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Theo báo cáo của chính phủ về NAIS 2.0, một trang web dành riêng cho việc gắn kết những người sáng tạo và người dùng AI sẽ được thành lập, tạo nên một cộng đồng có kiến thức sâu rộng về công nghệ và sự đổi mới.

Ngoài việc thu hút nhân tài, chiến lược trên phạm vi rộng còn xác định 15 hoạt động trên các lĩnh vực như công nghiệp, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý và quan hệ đối tác quốc tế.

Singapore, quốc gia Đông Nam Á với 5,45 triệu dân, thường được các “gã khổng lồ” công nghệ toàn cầu, như Alphabet và Microsoft, chọn là nơi đặt trụ sở chính ở châu Á. Chính phủ nước này hứa hẹn sẽ nỗ lực tăng cường các nguồn tài nguyên điện toán hiệu suất cao sẵn có bằng cách đảm bảo quyền truy cập thông qua quan hệ đối tác với các nhà sản xuất chip và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Singapore cũng cam kết tăng cường ưu đãi của chính phủ cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bao gồm cả việc hỗ trợ các chương trình cấp vốn cho công ty khởi nghiệp AI và khuyến khích các công ty thành lập “các trung tâm xuất sắc” về AI.

“Cho đến nay, AI chủ yếu tập trung vào nhận dạng mẫu. Nhưng trong thời gian tới, chúng ta sẽ có hệ thống AI tự chủ và biết nhận thức giống con người. Điều này về cơ bản sẽ định hình lại lối sống của nhân loại, có ý nghĩa sâu sắc đối với xã hội", Phó Thủ tướng Lawrence Wong chia sẻ.

Trong cùng ngày, Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm của Singapore (IMDA) công bố một sáng kiến trị giá 52,3 triệu USD để phát triển mô hình ngôn ngữ lớn đầu tiên của Đông Nam Á, hướng tới phục vụ cho tất cả các ngôn ngữ trong khu vực.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…