Tập đoàn Alibaba tiếp tục bơm hơn 350 triệu USD vào Lazada

Lazada tiếp tục nhận được khoản đầu tư trị giá 353 triệu USD từ công ty mẹ Alibaba…

Theo hồ sơ của Lazada với Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp Singapore (ARCA), sàn thương mại điện tử lớn ở Đông Nam Á này đã nhận thêm 352,9 triệu USD tiền vốn từ công ty mẹ Alibaba.

Động thái này diễn ra sau khi Tập đoàn Alibaba công bố kế hoạch chia nhỏ hoạt độngcủa mình thành các đơn vị kinh doanh riêng biệt. Theo đó, Lazada trực thuộc Nhóm kinh doanh kỹ thuật số toàn cầu của gã khổng lồ thương mại điện tử, bao gồm cả AliExpress, Trendyol và Daraz.

Trước đó, vào năm 2022, Alibaba đã bơm tổng cộng 1,6 tỷ USD vào đơn vị sàn thương mại điện tử Đông Nam Á này của mình.

Các nhà phân tích đã phản ứng tốt với tin tức này. Họ mong đợi nhiều quyền tự chủ hơn cho Lazada, nhiều cơ hội hơn để nhận được nguồn tài trợ từ bên ngoài cũng như kỳ vọng một đợt IPO tiềm năng có thể ra đời sau động thái này.

Diễn biến này cũng xảy ra sau khi Alibaba lưu ý trong báo cáo thu nhập trong quý gần nhất rằng một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của Lazada, Shopee, đã chứng kiến sự gia tăng về số lượng đơn đặt hàng và tỷ lệ kiếm tiền trong khi thu hẹp khoản lỗ trên mỗi đơn hàng.

Tập đoàn Alibaba tiếp tục bơm hơn 350 triệu USD vào Lazada

Trong một thông báo vào tháng 9/2022, Alibaba cũng xác nhận rằng các đơn đặt hàng của Lazada giảm so với cùng kỳ năm ngoái trong Quý 3, chủ yếu là do hoạt động mua sắm bình thường hóa trở lại các kênh ngoại tuyến với việc dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19 trong khu vực.

Trong năm tài chính 2022, số lượng đơn hàng thanh toán tại Lazada tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi tỷ lệ lỗ trên mỗi đơn hàng giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 3 năm ngoái, thị trường đã ghi nhận hơn một triệu người bán hoạt động hàng tháng.

Ngoài Lazada, mảng kinh doanh bán lẻ thương mại quốc tế của Alibaba còn có AliExpress, Trendy và Daraz. Trong quý tháng 9 của năm 2022, tổng số lượng đơn đặt hàng của hai đơn vị này đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do đơn hàng giảm từ Lazada và AliExpress.

Alibaba đã mua Lazada vào năm 2016. Năm 2021, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc nói với các nhà đầu tư rằng họ đang hướng tới mục tiêu dài hạn là tăng gấp năm lần tổng giá trị hàng hóa (GMV) lên 100 tỷ USD và trông đợi Lazada sẽ phục vụ khoảng 300 triệu người dùng.

Vào đầu năm 2022, Alibaba được cho là đang tìm cách huy động ít nhất 1 tỷ USD cho Lazada trước khi tiến hành IPO. Tuy nhiên, cuộc đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng đã bị trì hoãn sau bất đồng về mức định giá của Lazada.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?