Trung Đông rót hàng tỷ USD vào các start-up AI Mỹ

Các quốc gia giàu dầu mỏ như Ả Rập Xê Út, UAE, Kuwait và Qatar đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế và hướng đến đầu tư công nghệ, đặc biệt trong đó là trí tuệ nhân tạo…

Trung Đông rót hàng tỷ USD vào các start-up AI Mỹ

Các quỹ đầu tư quốc gia đến từ khu vực Trung Đông đang trở thành những nhà hậu thuẫn tài chính lớn cho nhiều công ty trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của Thung lũng Silicon.

Cụ thể trong đó, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait và Qatar đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế và chuyển hướng đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong năm qua, những khoản tài trợ cho AI từ các quỹ đầu tư quốc gia Trung Đông đã tăng gấp năm lần, trích dẫn dữ liệu từ Pitchbook.

Trên thực tế, không có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm có nguồn tài chính đủ lớn để cạnh tranh với những đợt rót vốn hàng tỷ USD từ loạt “ông lớn” như Microsoft hay Amazon. Nhưng các quỹ đầu tư quốc gia đến từ Trung Đông lại sở hữu khoản ngân sách khổng lồ được chính phủ phân bổ, nhất là khi lợi nhuận từ dầu mỏ tiếp tục tăng cao trong những năm trở lại đây.

Theo Goldman Sachs, tổng tài sản của các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) dự kiến sẽ tăng từ 2,7 nghìn tỷ USD lên 3,5 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

Quỹ Đầu tư Công Ả Rập Saudi (PIF) nắm trong tay 925 tỷ USD và đang trong giai đoạn tăng cường đầu tư như một phần của sáng kiến "Tầm nhìn 2030" của Thái tử Mohammed bin Salman. PIF đã đầu tư vào các công ty như Uber, đồng thời hào phóng hỗ trợ cho hàng loạt giải golf LIV và bóng đá chuyên nghiệp.

Trong khi đó, quỹ Mubadala của UAE quản lý 302 tỷ USD và Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi quản lý 1 nghìn tỷ USD. Quỹ Đầu tư Qatar có 475 tỷ USD, trong khi quỹ của Kuwait đã vượt mốc 800 tỷ USD.

Quỹ đầu tư có tên gọi MGX đến từ Trung Đông là một trong những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tham gia vào đợt huy động vốn mới nhất của OpenAI trong tuần qua, theo hai nguồn tin giấu tên tiết lộ với CNBC. Vòng huy động này dự kiến sẽ định giá OpenAI ở mức 150 tỷ USD.

Bên cạnh đó MGX đã tham gia hợp tác về hạ tầng AI với BlackRock, Microsoft và Global Infrastructure Partners, nhằm huy động tới 100 tỷ USD cho các trung tâm dữ liệu và đầu tư cơ sở hạ tầng khác. MGX được ra mắt như một quỹ đầu tư AI chuyên biệt vào tháng 3/2024, với Quỹ Mubadala và công ty AI G42 là các đối tác sáng lập.

Quỹ Mubadala của UAE cũng đã đầu tư vào Anthropic - đối thủ của OpenAI - và là một trong những nhà đầu tư mạo hiểm năng động nhất, với 8 giao dịch AI trong bốn năm qua. Anthropic đã từ chối nhận tiền từ Ả Rập Xê Út trong vòng gọi vốn cuối cùng của họ, với lý do liên quan đến an ninh quốc gia, các nguồn tin nói với CNBC.

Quỹ Đầu tư Công Ả Rập Saudi (PIF) đang đàm phán để thiết lập quan hệ đối tác trị giá 40 tỷ USD với công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ Andreessen Horowitz. PIF cũng đã thành lập một quỹ AI chuyên biệt có tên là Công ty Trí tuệ Nhân tạo Ả Rập Saudi (SCAI).

Tuy nhiên, các vấn đề về nhân quyền tại Ả Rập Xê Út vẫn là một khúc mắc lớn với một số đối tác phương Tây và các công ty khởi nghiệp.

Nhìn ra toàn thế giới, không chỉ riêng khu vực Trung Đông đang tích cực đổ tiền vào lĩnh vực AI. Quỹ đầu tư quốc gia Pháp Bpifrance đã ký 161 thỏa thuận về AI và máy học (machine Learning) trong bốn năm qua, trong khi Quỹ Temasek của Singapore đã hoàn thành 47 thỏa thuận. GIC, một quỹ quốc gia khác của Singapore, cũng hoàn thành 24 giao dịch.

Tuy vậy, lượng tiền mặt ồ ạt này khiến một số nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon cảm thấy lo lắng giống như hiệu ứng giống SoftBank, ám chỉ đến Quỹ Tầm nhìn của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son. SoftBank từng đầu tư mạnh vào Uber và WeWork, đẩy giá trị các công ty này lên mức cao ngất ngưởng trước khi chúng ra công chúng. Nhưng WeWork đã lâm vào tình trạng phá sản năm ngoái dù cho được SoftBank định giá ở mức 47 tỷ USD vào hồi 2019.

Đối với nền kinh tế số 1 thế giới, việc nhiều quỹ đầu tư quốc gia rót vốn vào các công ty Mỹ, thay vì vào đối thủ Trung Quốc, là một ưu tiên địa chính trị.

“Có một lượng vốn đáng kể đến từ các quốc gia như Ả Rập Xê Út và UAE, họ sẵn sàng đầu tư trên toàn thế giới và có thể gián tiếp tác động đến tình hình địa chính trị”, chuyên gia Jared Cohen thuộc Viện Toàn cầu Goldman Sachs từng nhận xét.

Xem thêm

Khu vực của Samsung tại sự kiện Mobile World Congress ở Barcelona, Tây Ban Nha

Lợi nhuận Samsung tăng gần 1.500% nhờ AI

Samsung vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 vượt trội với doanh thu và lợi nhuận tăng vọt, phần lớn nhờ sức hút của dòng chip nhớ cao cấp được sử dụng cho hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo…

Có thể bạn quan tâm

Qualcomm muốn mua lại Intel

Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo thông tin được tiết lộ bởi tờ Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp cận Intel với một đề nghị sáp nhập...

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ