TT Donald Trump gặp TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan: Vẫn câu chuyện "cây gậy và củ cà rốt"

TT Hoa Kỳ Donald Trump sẽ đưa ra một số đề nghị cho TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp hôm nay (13/11) tại Nhà Trắng với mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.
TT Donald Trump gặp TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan: Vẫn câu chuyện "cây gậy và củ cà rốt"

Trong một bức thư gửi TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào tuần trước, TT Donald Trump đã nói về tính khả thi của một thoả thuận thương mại trị giá 100 tỷ USD và cách giải quyết đối với các lệnh trừng phạt trước đây liên quan tới việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga, theo thông tin từ các quan chức chính quyền cấp cao cho biết. 

Và để đối lấy những lợi ích được đưa ra, TT Erdogan sẽ phải tuân thủ thoả thuận ngừng bắn ngày 17/10 như đã đàm phán với Phó TT Mike Pence. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn sự hồi sinh của IS và thành lập một chính phủ Syria ổn định. Điều thứ hai trong gợi ý có nhắc tới việc giải quyết các vấn đề xoay quanh S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ đã mua từ Nga. Hoa Kỳ khi đó đã loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi danh sách sản xuất và mua máy bay F-35 và áp đặt các lệnh trừng phạt theo “Đạo luật chống các đối thủ của Hoa Kỳ thông qua cấm vận” (CAATSA) - nhằm vào những quốc gia hoặc tổ chức mua thiết bị quốc phòng từ Nga. TT Trump cũng đã trì hoãn đối với một số biện pháp trừng phạt mặc dù các quan chức cấp cao của Mỹ đều nhấn mạnh rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận chuyển giao thiết bị S-400 từ Nga là không thể chấp nhận được.

Lời đề nghị của TT Donald Trump có khả năng gây ra làn sóng phẫn nộ trong chính Quốc hội Hoa Kỳ bởi vừa tháng qua, rất nhiều thành viên chính phủ đã bỏ phiếu yêu cầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì các cuộc tấn công của nước này nhằm vào Syria. 

Một quan chức chính phủ Mỹ từ chối cung cấp thêm thông tin cụ thể về lời đệ nghị của TT Trump nhưng đã nói rằng chuyển thăm của TT Erdogan tới Washington hôm nay (13/11) là cơ hội để hai bên thẳng thắn trò chuyện và giải quyết các thách thức đối với mối quan hệ quốc gia. Bất cứ một thành tựu của mục tiêu thương mại song phương nào cũng đều đòi hỏi sự cải thiện, tiến bộ từ các vấn đề mấu chốt. 

(Lược dịch)

Nguồn: Washington Post

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...