Vợ Jack Ma, Thành Long… chi hàng chục triệu USD mua shophouse Singapore

Sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư quốc tế đang tạo nên một cơn sốt mới tại phân khúc shophouse tại quốc đảo sư tử….

Vợ Jack Ma, Thành Long… chi hàng chục triệu USD mua shophouse Singapore

Những căn shophouse đầy màu sắc nằm dọc khu phố cổ của Singapore không phải là điều mà người ta nghĩ ngay đến khi nhắc tới đảo quốc này. Nhưng tại một đất nước khan hiếm đất đai như Singapore, những căn shophouse 2-3 tầng dù có giá lên tới hàng chục triệu SGD vẫn thu hút được lượng lớn nhà đầu tư.

Cụ thể, có thể kể ngay đến những nhân vật nổi tiếng trên thế giới, ví dụ như vợ của Jack Ma, siêu sao Thành Long hay nhà tài phiệt Tây Ban Nha Ricardo Portabella Peralta, đều là những chủ sở hữu của các căn shophouse độc đáo tại đảo quốc sư tử.

Mới đây nhất, nhà sáng lập công ty quản lý tài sản Mỹ Bridgewater Ray Dalio cũng được xác định là đã mua hai căn shophouse đắt đỏ dọc Club Street ở Singapore.

Trên thực tế, những căn shophouse ở Singapore thường là những tòa nhà từ thời thuộc địa, với một số được xây dựng từ những năm 1840 và hiện được nằm trong chương trình bảo tồn của chính phủ.

“Ngày nay, chỉ những người có giá trị ròng cực cao, ít nhất là 30 triệu USD, mới đủ khả năng mua shophouse tại Singapore”, Loyalle Chin, giám đốc Propnex chuyên về shophouse, cho biết.

Sức hấp dẫn của shophouse thương mại ngày càng càng tăng lên khi chính phủ Singapore đưa ra hàng loạt biện pháp hạ nhiệt tài sản vào tháng 4/2023. Biện pháp này bao gồm các khoản thuế bổ sung đối với người dân địa phương mua ngôi nhà thứ 2 và thuế mới đối với người nước ngoài muốn mua bất động sản nhà ở. Trong khi đó, shophouse - phần lớn nằm trong phân loại thương mại - được miễn hoàn toàn các khoản thuế, phí này.

Theo một báo cáo của công ty tư vấn bất động sản Knight Frank cho thấy, doanh số bán shophouse thương mại trong quý đầu tiên của năm 2024 đã tăng đột biến 52,2% so với quý trước lên 169,1 triệu SGD (tương đương 125 triệu USD). Trong đó, sự chú ý của các cá nhân có giá trị ròng cao là động lực tăng trưởng chính.

Giám đốc điều hành thị trường vốn của Knight Frank, bà Mary Sai cho biết, những căn shophouse thương mại đắt nhất dọc các con phố như Telok Ayer, Boat Quay và Stanley Street có thể có lên tới 50.000 SGD/mét vuông. Con số này cao gấp đôi so với Đại lộ Upper Fifth của Manhattan (New York, Mỹ) - khu vực cho thuê thương mại đắt nhất thế giới.

Một trong những thương vụ giao dịch shophouse lớn nhất tại Singapore trong năm 2023 có mức giá 80 triệu SGD cho sáu căn liền kề được một nhà đầu tư Trung Quốc mua lại.

Các chuyên gia trong ngành bất động sản chia sẻ, những căn shophouse thương mại tại Singapore được xem như một loại tài sản thay thế hay thậm chí là một tài sản sưu tầm, đặc biệt là trong những năm trở lại đây.

Được xây dựng từ những năm 1840 đến những năm 1960 trong thời kỳ thuộc địa, hiện có khoảng 6.500 căn shophouse kiểu này được công nhận là tòa nhà bảo tồn.

“Đây còn được xem như những viên ngọc quý của Singapore, bởi trên cả đảo quốc sư tử chỉ có khoảng 6.000 căn shophouse như thế này”, ông Sebestian Soh, người đứng đầu công ty đầu tư và bất động sản Meir Collective cho biết và chỉ ra rằng những căn nằm trong diện bảo tồn sẽ không bao giờ được tái tạo. Theo ông, khó có công nghệ nào có thể tái tạo hoàn toàn các đường gờ và các yếu tố thiết kế phức tạp cổ điển, đồng thời lưu ý rằng một số nhà đầu tư giữ chúng như những món tài sản sưu tập có giá trị.

“Chúng có thể được sử dụng hoặc cho thuê cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau - từ nhà hàng, cửa hàng bán lẻ cho đến văn phòng gia đình - bên cạnh nhiều mục đích linh hoạt khác”, bà Mary Sai từ Knight Frank chia sẻ thêm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?