Vượt Bỉ, Brazil trở thành thị trường nhập khẩu xe điện Trung Quốc lớn nhất thế giới

Brazil đã nổi lên như một điểm đến xuất khẩu hàng đầu cho các phương tiện năng lượng mới của Trung Quốc trong thời gian qua…

Vượt Bỉ, Brazil trở thành thị trường nhập khẩu xe điện Trung Quốc lớn nhất thế giới

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc (CPCA), xuất khẩu xe điện và xe hybrid của Trung Quốc sang thị trường Brazil trong tháng 4 đã tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 40.163 chiếc.

Con số này đã khiến Brazil trở thành thị trường nhập khẩu xe điện Trung Quốc lớn nhất thế giới. Chỉ riêng xe Trung Quốc đã chiếm khoảng 40% tổng số xe nhập khẩu vào Brazil.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh doanh số bán hàng sang các thị trường bên ngoài châu Âu trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang liên tục có những động thái quản lý nghiêm khắc hơn đối với xe điện Trung Quốc.

Xuất khẩu sang Brazil đã tăng mạnh trong tháng 4 trước thời điểm chính phủ nước này dự kiến tăng thuế nhập khẩu đối với xe điện và xe hybrid nước ngoài. Thuế nhập khẩu xe điện tại Brazil vẫn ở mức 0% kể từ 2015 nhưng Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đang có những điều chỉnh trong năm nay để khuyến khích phát triển ngành ô tô trong nước.

Nhập khẩu xe điện (EV) phải chịu thuế 10% kể từ tháng 1/2024, sau đó sẽ tăng lên 18% vào tháng 7 và cuối cùng là 35% vào tháng 7/2026. Xe hybrid vào đầu năm 2024 có mức thuế nhập khẩu 15%, sẽ tăng lên 25% vào tháng 7 và 35% vào tháng 7/2026.

Chính vì điều này mà một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang chủ động tăng cường đầu tư để mở rộng sản xuất ở Brazil.

Cụ thể, nhà máy tại Brazil của Great Wall Motor đã đưa ra thông báo sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong tháng này. Tương tự, BYD cũng bắt đầu xây dựng một tổ hợp để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất tại địa phương vào cuối năm hoặc đầu năm 2025.

Hiện tại, BYD là thương hiệu xe điện được bán chạy nhất tại Brazil. Trong năm 2023, doanh số bán xe điện của hãng tại Brazil đã tăng vọt lên 17.943 xe, gần gấp ba lần số liệu năm 2022. Kết quả này đã thiết lập một kỷ lục mới về doanh số xe điện tại Brazil.

Những mẫu xe được ưu chuộng nhất tại đây là BYD Song Plus PHEV, Dolphin EV và Yuan Plus EV (hay còn gọi là ATTO 3) mặc dù chúng có giá cao hơn đáng kể so với phiên bản nội địa ở Trung Quốc.

Sau vị trí dẫn đầu của Nga, Brazil cũng đang là điểm đến xuất khẩu ô tô lớn thứ hai của Trung Quốc.

Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ô tô Trung Quốc sang Nga tăng 23% lên 268.779 xe. Xuất khẩu sang Mexico và Brazil tăng lần lượt 27% và 536% lên 148.705 và 106.448 trong cùng kỳ.

Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan và Na Uy nằm trong số những quốc gia chứng kiến lượng nhập khẩu xe điện Trung Quốc giảm mạnh nhất trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4, theo dữ liệu từ CPCA.

Tổng thư ký CPCA Cui Dongshu cho biết, cuộc điều tra chống trợ cấp của EU đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu xe của Trung Quốc sang khối, nhưng các nhà sản xuất ô tô của nước này đang tích cực tìm hiểu các thị trường tiềm năng khác như Nam Mỹ, Australia và ASEAN.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…