Xu hướng chi tiêu của người dân Trung Quốc có sự thay đổi lớn

Trong một cuộc khảo sát được công bố hôm 8/12 của McKinsey & Company cho thấy tại Trung Quốc, giới nhà giàu có xu hướng chi tiêu nhiều hơn trong năm nay trong khi những người dân bình thường thậm chí còn tiết kiệm hơn trước.

Các nhà phân tích của McKinsey chỉ ra rằng sự thay đổi này tạo nên sự khác biệt này hoàn toàn trái ngược với năm 2019 - trước đại dịch - khi có rất ít sự khác biệt trong chi tiêu giữa hai nhóm. Giới phân tích lưu ý rằng một thước đo về tâm lý người tiêu dùng ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại trong năm 2022.

chi tiêu

Kể từ nửa cuối năm nay, Trung Quốc đã thực hiện các đợt lockdown và hạn chế đi lại vô cùng nghiêm ngặt để kiểm soát sự bùng phát của Covid-19 khi biến thể Omicron dễ lây lan xâm nhập vào quốc gia này. Kèm theo đó là "sự đóng băng" của thị trường bất động sản cũng kéo nền kinh tế đi xuống.

Tuy nhiên, xấp xỉ 26% những người có thu nhập hộ gia đình hàng năm trên 345.000 nhân dân tệ (49.286 USD), cho biết họ đã tăng chi tiêu từ 5% trở lên so với năm ngoái. Chỉ 14% trong nhóm thu nhập đó cho biết họ cắt giảm chi tiêu của mình.

Nhiều hộ gia đình trở nên giàu có hơn

Về mặt tích cực, McKinsey dự kiến số hộ gia đình thành thị thuộc nhóm thu nhập thấp sẽ giảm trong ba năm tới, trong khi hàng triệu hộ gia đình khác gia nhập nhóm giàu có hơn.

Các nhà phân tích lưu ý một cuộc khảo sát riêng vào tháng 8 cho thấy những người Trung Quốc được hỏi có kỳ vọng mạnh mẽ hơn nhiều so với người tiêu dùng ở Mỹ, Anh hoặc Hàn Quốc về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Hiện chỉ có Ấn Độ và Indonesia có tỷ lệ người tiêu dùng lạc quan cao hơn Trung Quốc, báo cáo cho biết.

Thương hiệu địa phương và thương mại điện tử

Người dân Trung Quốc đang ngày càng ưu ái các thương hiệu địa phương và nền tảng bán hàng trực tuyến. 

Trong một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, phần lớn người tiêu dùng ở nhiều độ tuổi dành trung bình gần hai giờ mỗi ngày để xem nội dung trên các nền tảng video ngắn như Douyin (TikTok Trung Quốc). 

Daniel Zipser, đối tác cấp cao tại McKinsey và lãnh đạo bộ phận bán lẻ và tiêu dùng châu Á cho biết: “Quá trình chuyển đổi đã diễn ra trong 18 tháng qua khi Douyin (TikTok) chuyển mình từ một kênh tương tác mạng xã hội sang kênh thương mại điện tử thực sự.

Để thành công trên mạng xã hội, không phải bạn chỉ cần có một người biết ăn nói giỏi, một sản phẩm tuyệt vời mà còn phải có nội dung thú vị để cho các chương trình trở nên sống động. Trong khi các công ty địa phương thường có thể thích nghi nhanh chóng với các xu hướng tiêu dùng mới, thì các thương hiệu nước ngoài lại luôn phải vật lộn để đảm bảo quy trình phê duyệt nội bộ diễn ra nhanh chóng”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…