Tích hợp xu hướng Online – Offline cho các mặt hàng nhu yếu phẩm tại Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Trên thế giới, mô hình bán lẻ tích hợp online và offline không quá mới mẻ đẩy mạnh trong những năm gần đây bởi những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới hiện nay như Walmart, Amazon (Mỹ) hay Alibaba (Trung Quốc).

Walmart là một công ty bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, vận hành chuỗi các đại siêu thị và cửa hàng bách hóa. Với hơn 5.000 cửa hàng khắp cả nước, Walmart đạt doanh thu 500 tỷ USD mỗi năm, phục vụ 150 triệu người tiêu dùng. Từ mô hình các cửa hàng hiện hữu (offline) đạt lợi nhuận, Walmart đã lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ online và đứng vị trí số 1 trong mảng kinh doanh này. Doanh số thương mại điện tử của Walmart tại Mỹ trong Quý 4/2020 đã tăng 69% so với cùng kỳ năm trước.

Đại dịch Covid-19 cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của kênh thương mại điện tử. Nền tảng thương mại điện tử Walmart Marketplace ước tính đã bổ sung khoảng 70.000 nhân viên bán hàng vào năm 2020 khi khách hàng ưa chuộng mua sắm và thanh toán online khi dịch COVID-19 bùng phát. 

Không chỉ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Mỹ, năm 2018, Walmart đã mua cổ phần chi phối tại Flipkart, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, Walmart sẽ đầu tư 16 tỷ USD để thâu tóm 77% cổ phần tại Tập đoàn Flipkart. Qua giao dịch này, Walmart đã thâm nhập thị trường thương mại điện tử Ấn Độ - được Morgan Stanley định giá khoảng 200 tỷ USD. Đồng thời, việc thâu tóm Flipkart cũng tạo thêm sức mạnh để Walmart cạnh tranh trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.

Ở chiều ngược lại, các trang thương mại điện tử cũng đã gia tăng sự hiện diện bằng cách đầu tư vào hệ thống siêu thị / cửa hàng thực phẩm. Tại Trung Quốc, “người khổng lồ” của thương mại điện tử - Alibaba đã đầu tư chi 3,6 tỷ USD để nâng gấp đôi cổ phần và nắm quyền kiểm soát tại chuỗi đại siêu thị Sun Art Retail Group Ltd. Sun Art hiện có gần 500 đại siêu thị tại Trung Quốc. Năm 2017, Amazon đã khiến thị trường “dậy sóng” khi thâu tóm Whole Food Market với giá 13,7 tỷ USD. Công ty hiện đang điều hành hơn 500 cửa hàng Whole Food trên khắp Bắc Mỹ và nước Anh.

Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bán lẻ nhu yếu phẩm online

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Cùng với Indonesia, Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website TMĐT trong khu vực. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi ước tính có đến 68 triệu người dùng internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam.

Central Retail Corporation (CRC) cho biết tỉ lệ đóng góp doanh thu từ kênh trực tuyến của công ty này ngày càng gia tăng. Từ cuối năm 2020, doanh số từ các kênh đa nền tảng của BigC, Nguyễn Kim đóng góp 5% và 8% doanh thu trên tổng doanh thu. Các hình thức thúc đẩy bán lẻ online của CRC như xây dựng các cửa hàng thương mại điện tử trên Lazada, Shopee và Tiki; hợp tác với các ứng dụng đặt hàng Grab, Chopp, Now.vn và Beamin; phát triển thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như Zalo.

Một “ông lớn” khác trong lĩnh vực bán lẻ là Bách Hóa Xanh cũng đang kỳ vọng và tập trung nguồn lực để phát triển mảng online. "Bách hóa Xanh tin rằng mua hàng online trong tương lai sẽ chiếm 20-30% tổng doanh thu. Đó là niềm tin rất sắt đá, chính vì thế MWG sẽ đầu tư rất mạnh vào Bách hóa Xanh online", Chủ tịch MWG khẳng định.

Các nền tảng bán lẻ online hàng đầu tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến Shopee, Tiki, Lazada. Tuy nhiên, nhu yếu phẩm (thực phẩm, đồ uống, hàng tươi sống…) dường như là mặt hàng bị “bỏ quên” trong lĩnh vực này. Bán lẻ online hiện đang phục vụ cho các nhu cầu không thiết yếu, tần suất mua hàng không thường xuyên, giá trị cao như mỹ phẩm, quần áo, du lịch… Trong khi đó, nhu yếu phẩm chiếm 50% quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam, 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt và là mặt hàng mà người dân có nhu cầu sử dụng hàng ngày. Vì vậy, có thể nói, dư địa phát triển của lĩnh vực bán lẻ nhu yếu phẩm online là rất lớn.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 của Masan Group, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc The Crownx – nền tảng tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam cho biết: “Để thúc đẩy bán lẻ tích hợp offline và online, cần tập trung vào phục vụ các sản phẩm thiết yếu – những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hằng ngày.”

Sở hữu chuỗi bán lẻ VinCommerce và công ty hàng tiêu dùng Masan Consumer, The CrownX có hệ thống bán lẻ offline quy mô hàng đầu, phủ sóng khắp cả nước với gần 2.500 điểm bán tự sở hữu và mối quan hệ hợp tác mật thiết với 300.000 điểm bán lẻ truyền thống.

Tiềm năng của chuỗi bán lẻ VinCommerce đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tháng 4/2021, SK Group đã đầu tư 410 triệu USD vào VCM. Hiện nay, đang có nhiều đồn đoán The CrownX có kế hoạch hợp tác với một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu và có khả năng sẽ tiếp tục được rót vốn để phát triển nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp từ offline đến online.

Thương mại điện tử thu hút nhà đầu tư ngoại

Hiện nay, cả 4 sàn giao dịch TMĐT lớn nhất Việt Nam là Shoppe, Lazada, Tiki và Sendo đều có sự tham gia mạnh mẽ của các NĐT nước ngoài.

Tại Tiki, danh sách các nhà đầu tư ngoại có thể kể đến quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI; JD.com (công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Alibaba), các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo…

Tencent (công ty công nghệ của Trung Quốc) đang là cổ đông lớn nhất của SEA – công ty mẹ của Shopee với 40% cổ phần.

Tại Sendo, 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần, trong khi đó tỉ lệ cổ phần của nhà đầu tư trong nước là gần 35%.

Lazada, trang thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á có cổ đông kiểm soát là Alibaba. Ngoài ra, trong số các cổ đông khác của Lazada còn có quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore.

Xem thêm

Sàn thương mại điện tử đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ thương hiệu

Sàn thương mại điện tử đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ thương hiệu

Trong bối cảnh nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ nỗ lực đẩy mạnh số hóa để tiếp cận lượng người dùng trực tuyến ngày một tăng lên, các sàn TMĐT cũng gia tăng hỗ trợ các thương hiệu xây dựng nhiều hoạt động tiếp thị và chiến lược tiếp cận người dùng.
Ra mắt sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam – EU

Ra mắt sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam – EU

Chiều 26/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng Cục Thương mại Điện tử và Kim Nam Group cùng triển khai chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…