Doanh thu LVMH tiếp tục tăng 19% trong quý III bất chấp lạm phát và bất ổn kinh tế

Tập đoàn hàng xa xỉ của Pháp LVMH đã đánh bại dự báo thị trường trong quý III, công bố doanh số bán hàng tăng cao trong bối cảnh người tiêu dùng giàu có vẫn “mải mê” với hàng hiệu.
Doanh thu LVMH tiếp tục tăng 19% trong quý III bất chấp lạm phát và bất ổn kinh tế

Doanh thu của tập đoàn đồ xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH trong quý III/2022 đạt 19,8 tỷ euro (19,2 tỷ USD), tăng 19% so với một năm trước đó, đánh bại kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng trưởng 13% theo một đồng thuận của Visible Alpha.

Trong một tuyên bố hôm 11/10, LVMH cho biết: “Sức mua tại châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tăng mạnh kể từ đầu năm, được hưởng lợi từ nhu cầu vững chắc của khách hàng địa phương cùng sự phục hồi của du lịch quốc tế”. 

"Châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng thấp hơn trong chín tháng đầu năm 2022, mặc dù tăng trưởng trong quý gần nhất đã dần tăng tốc nhờ việc nới lỏng một phần các hạn chế kiểm dịch,” tập đoàn chia sẻ thêm. 

LVMH

Bộ phận thời trang và đồ da của tập đoàn, bao gồm các thương hiệu như Louis Vuitton và Dior, dẫn đầu doanh số bán hàng tăng vọt với mức tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh quý III của LVMH, tập đoàn sở hữu cả Bulgari và Tiffany & Co. cùng chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Sephora, đã mở đầu cho tháng báo cáo thu nhập quý III của toàn ngành. Các đối thủ như Hermes và Tập đoàn Kering sẽ công bố doanh số bán hàng vào ngày 20/10 tới. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...